Tính chất lý hóa:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất gạo đồ giàu curcuminoids (Trang 35 - 37)

Curcuminoids được biết là hợp chất tạo màu vàng trong củ nghệ, nhưng nó không ổn định trong điều kiện môi trường kiềm. Nó có điểm nóng chảy ở 176 -177°C; tạo thành muối màu nâu đỏ với kiềm (Chattopadhyay et al., 2004). Khi đo độ hấp thụ với dung môi methanol thì bước sóng hấp thu cực đại là 430nm. Dung môi acetone đem đo hấp thụ với curcumin thì bước sóng hấp thụ cực đai 415-420nm. Curcumin xuất hiện màu vàng tươi ở pH = 2.5-7 và khi pH >7 curcumin có màu đỏ (Anamika Bagchi, 2012).

Curcuminoids có độ hòa tan kém trong nước ở pH axit và sinh lý, và cũng bị thủy phân nhanh trong dung dịch kiềm. Do đó, các dẫn xuất curcumin được tổng hợp để tăng độ hòa tan và do đó khả dụng hoạt tính sinh học (Tomren MA et al, 2007). Curcuminoids tan trong dimethyl sulfoxide (DMSO), acetone và ethanol (Tiyaboonchai W et al, 2007) nhưng hòa tan kém trong lipid. Có thể làm tăng độ hòa tan curcuminoids trong nước với việc bổ sung chất hoạt động bề mặt hoặc chất đồng hoạt động bề mặt (Ayaprakasha GK, 2006).

Chúng nhạy cảm với oxy, khi trải qua quá trình oxy hóa: một số sắc tố của chúng phân hủy khi tiếp xúc với oxy; nhóm hydroxyl là chuyển đổi thành ketone không ổn định, sau đó, phân hủy thành các hợp chất có mạch cacbon ngắn và không màu (L.A.C.Zuanon, 2012).

Bên cạnh đó nó cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, curcumin được sử dụng là chất tạo màu trong thuốc như thuốc dạng viên…nhưng thông qua các thí nghiệm tiếp xúc với ánh sáng, nhận thấy có sự phai màu ở các viên thuốc (Auslander DE, 1977). Thuốc dạng viên nén có lớp vỏ áo bằng curcumin trong cloroform thấy rằng ánh sáng mờ dần hoàn toàn chỉ sau một giờ tiếp xúc với ánh sáng ban ngày (Hanne Hjorth Tennesen, 1986). Ngoài ra curcuminoids kém bền, dễ bị tiêu hóa bởi pH dạ dày hay bị cản trở bởi biểu mô ruột do đó để bổ sung một cách hiệu quả vào cơ thể thì cần có lớp màng bao bền như exosome - túi nang ngoại bào, chất mang vận chuyển các hợp chất sinh học đến tế bào… (Monika Vashisht et al, 2017).

Các hoạt động chống oxy hóa và khả năng chống oxy hóa của curcumin, dimethoxycurcumin và bitoremthoxycurcumin đã được nghiên cứu với các hệ thống mô hình in vitro. Kết quả cho thấy demethoxycurcumin và bitoremethoxycurcumin cũng là chất chống oxy hóa tốt, cùng với curcumin. Do đó, cucurminoid cũng được bổ sung vào thực

12

phẩm với mục đích chống oxi hóa, kéo dài thời gian bảo quan sản phẩm (G.K.Jayaprakasha et al, 2005).

Khả năng kháng khuẩn: nghiên cứu trên dịch trích từ củ nghệ (loại C. longa rhizome) cho thấy rằng nồng độ tối thiếu ức chế vi khuẩn 4-16g/l và nồng độ thấp nhất vi khuẩn có là 16-32g/l đối với các loại vi khuẩn S. epidermis ATCC 12228, Staph. Aureus ATCC 25923, Klebsiella pneumoniae ATCC 10031, và E. coli ATCC 25922 (15) ; Dịch chiết xuất bằng methanol của củ nghệ cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu là 16 g / mL và 128 g / mL tương ứng 2 loài Bacillus subtilis và Staph. Aureus…. (N. Niamsa, 2009).

Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy rằng curcumin có thể được xem là chất chống oxy hóa (mức độ tương đối), chống viêm, chống vi khuẩn, đặc tính chống ký sinh trùng, chống đột biến (Khanna.N, 1999) và có khả năng chống ung thư (Chearwae W, 2006).

13

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất gạo đồ giàu curcuminoids (Trang 35 - 37)