Bền kéo (Tensile Strength)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thành phần đến cơ tính và độ tan của màng tinh bột gelatin glycerol bổ sung curcumin (Trang 78 - 80)

Hệ số tương quan R2 = 0.9276 cho thấy mối liên hệ giữa số liệu thực nghiệm và mô hình toàn chặt chẽ.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy trong 5 yếu tố khảo sát, 3 yếu tố có giá trị p có ý nghĩa (p<0.05) là: hàm lượng gelatin (p=0.022), tinh bột (p<0.001) và glycerol (p<0.001). Ba yếu tố này có ảnh hưởng đến độ bền kéo của màng.

Hệ số hồi quy của hàm lượng tinh bột (b1=1.069) và gelatin (b2=2.347) cho thấy khi tăng hàm lượng tinh bột và gelatin thì độ bền kéo của màng tăng. Hàm lượng gelatin có ảnh hưởng nhiều hơn so với tinh bột (b1<b2). Khi tăng 1g tinh bột thì độ bền kéo sẽ tăng 1.069 MPa. Đối với gelatin, độ bền kéo của màng sẽ tăng thêm 2.347 MPa khi tăng 1g gelatin. Ngược lại, hàm lượng glycerol tăng thì độ bền kéo của màng lại giảm. Khi tăng 1g glycerol thì độ bền kéo của màng giảm đi 3.107 MPa. Trong 3 yếu tố thì hàm lượng glycerol có tác động nhiều hơn đến độ bền kéo của màng (b3 = 3.107). Công trình nghiên cứu của Q.P.Zhong và W.S.Zia cũng cho thấy khi tăng hàm lượng tinh bột thì độ bền kéo của màng tăng và glycerol và gelatin thì ngược lại [46].

58

Hình 3.1. Mô hình bề mặt đáp ứng về tương tác giữa tinh bột và glycerol ảnh hưởng đến độ bền kéo

Hình 3.1 thể hiện sự ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột và glycerol đến độ bền kéo của màng khi 2 yếu tố này thay đổi còn 3 yếu tố còn lại được giữ ở giá trị trung bình không đổi (hàm lượng gelatin là 6 g, acid acetic là 1 g và curcumin là 0.015 g). Khi hàm lượng tinh bột ở mức thấp, độ bền kéo của màng của màng tăng khi tăng hàm lượng glycerol. Tuy nhiên khi lượng tinh bột ở mức cao, tăng lượng glycerol lên thì độ bền kéo lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng không đồng bộ của cặp yếu tố này. Khi hàm lượng tinh bột tăng, độ bền kéo của màng tăng hay không còn phụ thuộc vào hàm lượng glycerol.

So với các chất hóa dẻo khác, glycerol có kích thước đủ nhỏ, do đó nó có thể xâm nhập giữa các chuỗi polymer dễ dàng. Nhóm chức hydroxyl trong glycerol sẽ tương tác với nhóm hydroxyl trong tinh bột và với amine trong gelatin. Sự tương tác này sẽ làm tăng tính di động giữa các polymer và khiến các polymer dễ trượt lên nhau. Điều đó khiến màng mềm dẻo hơn và độ bền kéo của màng giảm [47].

59

Hình 3.2. Mô hình bề mặt đáp ứng về tương tác giữa gelatin và glycerol ảnh hưởng đến độ bền kéo

Hình 3.2 thể hiện sự ảnh hưởng của hàm lượng gelatin và glycerol đến độ bền kéo của màng khi 2 yếu tố này thay đổi còn 3 yếu tố còn lại được giữ ở giá trị trung bình không đổi (hàm lượng tinh bột là 6 g, acid acetic là 1 g và curcumin là 0.015 g).

Sự tương tác giữa gelatin và glycerol cũng tương tự như cặp yếu tố tinh bột và glycerol. Gelatin và glycerol đều được xem là tác nhân giúp màng trở nên mềm dẻo hơn khiến giá trị độ bền kéo giảm [26], [47].

Hệ số hồi quy chỉ sự tương tác |𝑏13|<|𝑏23| cho thấy cặp yếu tố hàm lượng gelatin và glycerol có ảnh hưởng nhiều hơn so với cặp yếu tố hàm lượng tinh bột và glycerol.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thành phần đến cơ tính và độ tan của màng tinh bột gelatin glycerol bổ sung curcumin (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)