Công nghệ xử lý 2 bậc: UASB + aerotank

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia việt tiệp, tỉnh long an, quy mô 25000000 lít bia năm (công suất 400m3 ngày đêm) (Trang 29 - 30)

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Công nghệ xử lý 2 bậc: UASB + aerotank

• Quy trình công nghệ

Hình 2.3: Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Sài Gòn – Nghệ An

• Thuyết minh sơ đồ:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy theo mương dẫn tự chảy về hệ thống xử lý tập trung. Nước thải bắt đầu chảy qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tự chảy vào hố thu và được bơm lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa được bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo điều kiện cho các công trình phía sau (bể UASB) hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong bể còn bố trí hệ thống phân phối khí để đảm bảo hòa tan và điều hòa nồng độ các chất bẩn trong toàn bộ thể tích bể và ngăn cản quá trình lắng cặn trong bể.

17

Nước thải từ bể điều hòa được chảy sang bể lắng lần 1. Tại đây quá trình lắng sẽ diễn ra, những chất có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống đáy bể. Nước thải sau khi lắng sẽ qua máng thu và chảy vào bể UASB, bùn lắng được thu gom và đưa sang bể chứa bùn.

Trong bể UASB nước thải được phân phối đều trên diện tích đáy bể bởi hệ thống phân phối có đục lỗ. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí được sinh ra nổi lên bề mặt va phải tấm chắn và bị vỡ ra, khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và tuần hoàn lại vùng phản ứng kị khí. Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn. Nước trong ra khỏi bể UASB có hàm lượng chất hữu cơ tương đối thấp được chảy tràn qua bể Aeroten thông qua máng thu nước.

Tại bể Aeroten, nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính bằng hệ thống phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bể được thực hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và một phần tổng hợp thành tế bào vi sinh vật mới. Kết quả là nước thải được làm sạch. Hổn hợp bùn, nước trong bể Aeroten được dẫn sang bể lắng bậc II theo nguyên tắc tự chảy.

Ở bể lắng bậc II sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ lửng trong nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aeroten, phần còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.

Bùn tạo ra từ bể lắng I, bể UASB sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể nén bùn. Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm bớt độ ẩm và thể tích bùn, sau đó tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn sẽ được dẫn về hố gom để được tiếp tục làm sạch.

Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước đạt tiêu chuẩn thải sẽ được đổ vào cống thoát nước chung của khu vực.

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia việt tiệp, tỉnh long an, quy mô 25000000 lít bia năm (công suất 400m3 ngày đêm) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)