Đánh giá hệ thống sau khi tích hợp SDN Controller

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu, đánh giá ứng dụng giải pháp SND cho hạ tầng mạng truyền tải trong các telco cloud data center (Trang 46 - 49)

Kết quả đánh giá tính năng hệ thống trước và sau khi tích hợp SDN controller được tóm tắt qua Bảng 3.3, cụ thể như sau:

STT Tiêu chí Truyền thống SDN controller

1

Đáp ứng các tính năng về quản lý, cấp phát tài nguyên trên Cloud

Có Có

STT Tiêu chí Truyền thống SDN controller

2 Hỗ trợ VxLan Hiệu năng thấp, sử

dụng VLAN Hiệu năng cao

3 Hỗ trợ quản lý Multi platform Không hỗ trợ Hnhau (Openstack, Vmware, ỗ trợ nhiều Platform khác K8s..)

4 Quản lý các hạ tầng phân tán Không hỗ trợ Có 5 Thiết lập policy điều khiển

chung Không hỗ trợ Có

6 Service function Chain Không hỗ trợ PNF Hỗ trợ đối với cả VNF và

7 Giám sát, tự động xây dựng Topology quản lý tập trung hạ tầng Overlay và Underlay Không hỗ trợ Có 8 Quản lý và cấu hình tự động

thiết bị mạng của nhiều hãng Không hỗ trợ Có

Bảng 3.2 - Đánh giá hệ thống trước và sau khi tích hợp SDN

Hệ thống sau khi tích hợp SDN controller, hệ thống cho phép mở rộng tài nguyên vào hạ tầng Cloud đã tồn tại và có dịch vụđang chạy. Bên cạnh khả năng mở rộng số lượng network có thể cung cấp lên đến 16 triệu, gấp 4.000 lần hạ tầng cũ, đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng trong tương lai, hệ thống còn cho phép quản lý tập trung, đồng thời nhiều platform ảo hóa hạ tầng mạng khác nhau như OpenStack, K8S, VMware… Một tính năng quan trọng nổi bật đó là cho phép quản lý topology Overlay và Underlay trên cùng một giao diện. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng tự động tạo chuỗi dịch vụ tự động (SFC) giúp tựđộng cấu hình các node mạng vật lý và ảo hóa, giảm thời gian triển khai dịch vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hệ thống, giải pháp SDN mã nguồn mở của Tungsten Fabric (TF) vẫn còn một số hạn chế sau:

- Giải pháp chỉ hỗ trợ 4 nền tảng đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Openstack, K8s, VMware, Redhat Openshift, trong khi một sốhãng đang cung cấp các VNF trên nền tảng ảo hóa tự phát triển như Nokia phát triển nền tảng CBIS cho vEPC hoặc Casa dùng Wind River cho vBRAS. Với các nền tảng ảo hóa này, thường không được cộng đồng mã nguồn mở hỗ trợ, phát triển nếu cần tích hợp với SDN.

- Các phiên bản mới từTF thường yêu cầu nâng cấp OS, không tương thích ngược với OS cũ gây khó khăn nếu muốn bổ sung, nâng cấp các tính năng mới cho hệ thống, cũng như tốn kém thời gian trong quá trình thử nghiệm các phiên bản mới. Ngoài ra, các bản TF mới thường ra chậm hơn so với các cập nhật của OpenStack (~6 tháng/lần).

- Do sử dụng mã nguồn mở nên không tránh được các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành khai thác cần nhiều thời gian để theo dõi, phát hiện kịp thời trong quá trình khai thác và hoàn thiện sản phẩm trước khi nhân rộng.

- Khi tích hợp với hạ tầng Cloud là hạ tầng cũ, thiết bị mạng chưa theo kiến trúc Spine/Leaf nên gặp nhiều vấn đềliên quan đến giao tiếp VLAN với VxLAN, MTU, NIC, Kennel. Nhóm triển khai đã phải nâng cấp hệ thống cũng như phải liên tục trao đổi, cập nhật từ cộng đồng mã nguồn mở và thường mất nhiều thời gian để khắc phục, xử lý.

3.6. Đánh giá tiềm năng ứng dụng

Với việc tích hợp SDN mã nguồn mở sử dụng nguồn TF vào hệ thống Cloud Data Center ngoài ưu điểm nổi bật về chức năng quản lý tài nguyên mạng lưới như đã phân tích tại mục 3.5, nó còn cho phép quản lý, khai thác hạ tầng phân tán, thiết lập chính sách điều khiển chung đối với tài nguyên trên Cloud. Với ưu điểm này, hạ tầng Cloud hiện tại có thể cung cấp giải pháp xử lý cácbài toán mô phỏng cảnh báo lan truyền dịch bệnh trên đàn gia súc từ những nguồn dữ liệu không đồng nhất.

Hệ thống Cloud được tích hợp SDN mã nguồn mở với thế mạnh hiện có, có thể giải quyết được các bài toán mô phỏng sự lan truyền dịch bệnh để đưa ra các kết quả làm cơ sở phân tích, đánh giá và cảnh báo dịch bệnh.

Cụ thể, đối với mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống dịch vụ phân tích cảnh báo lan truyền dịch bệnh trên đàn gia súc (Hình 3.4), các kết quả nghiên cứu và thực

nghiệm của luận văn này có thể cung cấp giải pháp và tài nguyên để tổ chức điều phối các chương trình và công cụ mô hình hóa lan truyền bệnh dịch (khối III) với nhiệm vụ cấp phát một cách tối ưu tài nguyên tính toán phân tán và môi trường thực thi trên đám

Hình 3.5- Sơ đồ kiến trúc tng th ca h thng dch v phân tích cnh báo lan truyn dch bệnh trên đàn gia súc

mây theo nhu cầu cho các công cụ và chương trình ứng dụng kỹ thuật tự động hóa của điện toán tự trị.

Phương pháp nghiên cứu triển khai sẽ sử dụng phương pháp co dãn tài nguyên đảm bảo hiệu năng tính toán bao gồm mở rộng/thu hẹp tài nguyên bằng cách nhân bản/giải phóng tài nguyên hiện có (theo chiều ngang) và thêm/bớt mịn một phần dung lượng vào/ra khỏi tài nguyên hiện có (theo chiều dọc). Phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng trên giao diện của SDN controller với việc tạo/mở rộng/thu hẹp tài nguyên của các máy ảo (VM) trên hạ tầng Cloud hiện có phục vụ nhu cầu tài nguyên tính toán linh hoạt.

Dịch vụ của giải pháp SDN trên hạ tầng Cloud chính là điều phối cấp phát tài nguyên điện toán đám mây phù hợp bám sát nhu cầu thực tế để tối ưu hiệu năng xử lý các chương trình/công cụ mô phỏng của toàn hệ thống với việc chạy thử nghiệm kết hợp các công cụ mô hình hóa khác nhau trên một số đối tượng vật nuôi là đàn bò/đàn lợn với các loại dịch bệnh cụ thể. Kết hợp thu thập kết quả đầu ra và đo kiểm các thông số về hiệu năng, chi phí của hệ thống được vận hành.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu, đánh giá ứng dụng giải pháp SND cho hạ tầng mạng truyền tải trong các telco cloud data center (Trang 46 - 49)