6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
2.1.2. Phân loại thuốc nhuộm
2.1.1.1. Thuốc nhuộm thiên nhiên
Thuốc nhuộm này có nguồn gốc từ thiên nhiên, người ta sử dụng các loại thực vật có thuốc nhuộm để điều chế ra thuốc nhuộm để nhuộm vải, làm mực,…
Các loại thuốc nhuộm thiên nhiên này thuốc nhuộm kém bền khi tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, …Hơn nữa, việc điều chế loại thuốc nhuộm thiên nhiên này rất khó khăn, chính vì thế giá thành của 1kg thuốc nhuộm thiên nhiên rất cao nên người ta đã dần chuyển sang dùng thuốc nhuộm tổng hợp bền màu hơn mà giá thành lại rẻ hơn.
4 PGS.TS Cao Hữu Trượng, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh (2002), Hóa học thuốc nhuộm, NXB khoa học và kỹ thuật HN, trang 5
5 PGS.TS Cao Hữu Trượng, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh (2002), Hóa học thuốc nhuộm, NXB khoa học và kỹ thuật HN, trang 6
25
2.1.1.2. Thuốc nhuộm tổng hợp
Thuốc nhuộm tổng hợp được nghiên cứu và sản xuất trải qua các thời kỳ phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Các loại thuốc nhuộm phổ biến hiện nay như:
(i)Thuốc nhuộm phân tán: Thuốc nhuộm này không tan trong nước nhưng ở dạng phân tán trong dung dịch dưới dạng huyền phù và có thể phân tán với kích thước hạt trong khoảng 0.2 – 2 𝜇𝑚, được dùng để nhuộm các loại xơ nhân tạo ghét nước
(ii) Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất thuốc nhuộm mà trong phân tử chúng có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hóa trị với vật liệu. Thuốc nhuộm hoạt tính có đủ gam màu, màu tươi, thuần sắc và công nghệ nhuộm đa dạng, không quá phức tạp nên đến nay nó được sử dụng khá phổ biến.
(iii)Thuốc nhuộm trực tiếp: hay còn gọi là thuốc nhuộm tự bắt màu là những hợp chất thuốc nhuộm hòa tan trong nước có khả năng bắt màu vào một số vật liệu như: xơ xenlulo, giấy, tơ tằm,…. Thuốc nhuộm này kém bền với giặc và ánh sáng.
(iv)Thuốc nhuộm axit: là thuốc nhuộm có khả năng hòa tan trong nước. Chúng bắt màu vào xơ trong môi trường axit.
(v) Thuốc nhuộm hoàn nguyên: Là hợp chất thuốc nhuộm hữu cơ không tan trong nước, tuy có cấu tạo hóa học và màu sắc khác nhau nhưng chúng có chung một tính chất, đó là tất cả đều chứa nhóm xeton trong phân tử và cso dạng tổng quá là R=C=O