Nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

Một phần của tài liệu On thi DHQG 2016 Li thuyet Hoa hoc (Trang 34 - 35)

Câu 4: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. CH3COOCH=CH-CH3. B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH3. D. HCOOCH=CH2.

DẠNG 18: TỔNG HỢP TÍNH CHẤT CỦA CHẤT HỮU CƠLÍ THUYẾT LÍ THUYẾT

Cần nắm được cơ chế, quy tắc của các phản ứng, xác được số lượng các sản phẩm có thể xảy ra, xác định được sản phẩm chính, sản phẩm phụ.

Nắm tính chất hóa học của các hợp chất cơ bản thường gặp như phenol, anilin, axit axetic, ancol etilic, metyl amin….

Nắm được các phản ứng với các tác nhân thường gặp như NaOH, HCl, quỳ tím, AgNO3/NH3, dung dịch Br2, H2…

Câu 5: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 6: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 7: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 8: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. H2 (Ni, nung nóng). B. dung dịch NaOH.

C. Na kim loại. D. nước Br2.

Câu 9: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH. B. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.

C. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO

Câu 10: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:

A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.

C. H-COO-CH3, CH3-COOH. D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 11: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

A. axit acrylic. B. anilin. C. metyl axetat. D. phenol.

Câu 12: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol. B. anđehit. C. xeton. D. amin.

Câu 13: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (2), (3), (4) và (5). B. (3), (4), (5) và (6).

C. (1), (2), (3) và (4). D. (1), (3), (4) và (6).

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. B. HOOC-CH=CH-COOH.

C. HO-CH2-CH=CH-CHO. D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.

Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:

A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

B. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).

Một phần của tài liệu On thi DHQG 2016 Li thuyet Hoa hoc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w