- Mức độ cao: HS có thể là người khởi xướng, lựa chọn nhiệm vụ và quyết định thực hiện mọi công
4. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 1 Các bước thiết kế kế hoạch bài học Tiếng Việt theo hướng dạy học tích cực.
4.1. Các bước thiết kế kế hoạch bài học Tiếng Việt theo hướng dạy học tích cực.
Bước 1: Xác định mục tiêu Phân tích HS
Kết quả phân tích HS là nguồn thông tin quan trọng giúp GV xác định mục tiêu của bài học. Xác định mục tiêu trên cơ sở phân tích HS đảm bảo sự chính xác của mục tiêu, đáp ứng những nhu cầu học tập quan trọng. Mục tiêu học tập phù hợp sẽ khuyến khích được tinh thần và kết quả học tập, không gây căng thẳng cho HS và GV.
Khi GV xác định mục tiêu bài học theo sách hướng dẫn GV, bài học có thể xa rời với tình hình thực tế của HS ở một lớp cụ thể. Sách hướng dẫn thường gợi ý những phương án có thể sử dụng. Những phương án này không thể áp dụng ‘nguyên bản’ cho tất cả HS, vì năng lực HS khác. Bởi vậy, làm theo sách hướng dẫn một cách máy móc, có thể dẫn đến xác định sai trọng tâm bài học, thiếu chính xác về mức độ kiến thức hay kỹ năng, gây khó khăn cho việc học tập của HS.
Với mỗi bài học, cần phân tích HS ở những khía cạnh cụ thể như: kết quả HS cần đạt được hay những điều các em cần học được trong bài học; những điều HS đã biết, đã làm được trước bài học, và có liên quan đến bài học; những điều HS cần học trong bài học này. Cần phân tích những khó khăn và thuận lợi khi HS học bài này để chuẩn bị phần phân tích, các bài luyện tập, chữa bài giúp HS vượt qua những khó khăn và sử dụng được các lợi thế của mình.
Các câu hỏi giúp phân tích HS:
HS đã biết những gì, và làm được gì liên quan đến bài học này?
HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào trong bài học này? HS cần học được những gì từ bài học này?
HS có những thuận lợi gì khi học bài này? HS sẽ thích điều gì ở bài học này?
HS sẽ không thích gì ở bài học này?
Với dạng bài này, HS thích những hoạt động học tập nào?
Xác định Mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học phải phản ánh được trọng tâm của bài học, đáp ứng nhu cầu học quan trọng nhất của HS. Sau khi tham gia bài học, khó khăn của các em, lỗi các em hay mắc phải được cải thiện một cách rõ rệt, có thể quan sát thấy được.
Mục tiêu bài học phải phù hợp với thời gian của bài học. Một giờ học không thể biến một lớp HS trung bình thành lớp HS giỏi được. Một bài học không giải quyết được tất cả những khó khăn của HS
Những điều HS đã có trước bài học Những điều HS cần học, khó khăn, thuận lợi
trong bài học Kết quả cần đạt được đến cuối bài học
về môn học đó, nhưng những nhu cầu được lựa chọn đưa vào mục tiêu bài học thì phải đảm bảo đạt được những kết quả ‘nhìn thấy được’.
Mục tiêu của một bài học cần liên kết với mục tiêu của chương trình môn học cho từng lớp. Thường mục tiêu học tập được nâng cao dần qua các bài học trong chương trình của mỗi môn học. Nếu mục tiêu của các bài ‘Tập đọc’ giống nhau từ đầu năm đến cuối năm học, sẽ là điều không hợp lý. Trong trường hợp này, GV đã xác định mục tiêu quá chung chung, không chính xác và cụ thể cho từng bài học. Cách xác định mục tiêu này có thể làm cho HS không tiến bộ gì trong suốt năm học, vì mỗi bài học không đặt ra cụ thể những điều cần đạt được.
Khi xác định mục tiêu, GV nên làm theo các bước sau:
Xác định những kiến thức, kỹ năng trọng tâm HS phải học được trong bài học này (nội dung mục tiêu)
Xác định mức độ tiến bộ HS có thể đạt được theo từng nội dung trọng tâm đã xác định ở trên (mức độ mục tiêu)
Điều chỉnh để các mục tiêu có thể đạt được trong thời gian của giờ học (tăng/giảm số lượng mục tiêu, tăng/giảm mức độ mục tiêu)
Viết mục tiêu bài học theo cách hướng về HS (sau giờ học, HS có thể làm gì?; HS sẽ thế nào?)
Với mỗi bài học, GV có thể xác định các mức độ mục tiêu học tập cho các nhóm HS có nhu cầu và trình độ khác nhau. Theo đó, trong quá trình giờ học, các nhóm HS được giao những nhiệm vụ, bài tập ở các mức độ khó, dễ khác nhau. Nghệ thuật của GV là làm sao tất cả HS trong lớp luôn luôn có đủ công ăn việc làm phù hợp với năng lực của mình.
Bước 2. Thiết kế hoạt động học tập
Hoạt động học tập được thiết kế cho HS học qua trải Nghiệm nhằm tạo cơ hội cho HS trải qua tình huống có vấn đề, cần phân tích, để làm nảy sinh kiến thức mới. Để giúp HS trải nghiệm, GV cần tạo ra các hoạt động ngay tại lớp bằng các hình thức có thể tổ chức được, để HS nghe, đọc, nói, viết, làm (thực hiện), sờ, nhìn, cảm nhận được nội dung của tình huống. Trong tình huống đó chứa đựng những nội dung kiến thức của bài học mà các em chưa biết, và những thao tác, kỹ năng các em chưa làm được.
Hoạt động học tập được thiết kế bao gồm:
(1) Xác định vấn đề học tập : câu hỏi; bài tập; tình huống; vấn đề (2) Lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học