Sử dụng một cách hệ thống một số công cụ phi thuế quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích chính sách thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia thành viên được quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan. Bộ Công thương cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này. Sự khác biệt giữa mức thuế trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch thường rất lớn (thường là gấp đôi). Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng nào không thể chỉ phụ thuộc vào một tính toán về lợi thế so sánh hiện hữu đơn giản. Do đó, khi quyết định lựa chọn mặt hàng thực hiện áp dụng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công thương cũng cần dựa trên phương pháp chuyên gia và thực hiện lấy . kiến từ doanh nghiệp trong ngành.

Một thực tế ở Việt Nam là ngày càng hạn chế sử dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu. LÝ do được đưa ra là các quy định này không phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy không quốc gia nào bỏ hoàn toàn hai công cụ này. Malaysia thậm chí còn tăng cường việc cấp giấy phép nhập khẩu khi đãtrở thành thành viên của WTO. Việt Nam không “tăng cường” nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép nhập khẩu, đặc biệt là khi Việt Nam cần tiếp tục bảo hộ một số ngành trong nước (ví dụ như thép xây dựng, hoa quả, thực phẩm, đồ chơi trẻ em..).

Các thành viên WTO vận dụng việc sử dụng giấy phép và lệnh cấm với nhiều lý do như bảo về ngành công nghiệp, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ các di sảnvà truyền thống văn hoá. Để sử dụng có

hiệu quả việc cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công thương cần phối hợp với các bộ chuyên ngành, và cộng đồng doanh nghiệp.

Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích đang được sửa đổi tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cho phù hợp với các quy định liên quan đến trợ cấp xuất khẩu và thương mại liên quan đến đầu tư (TRIMS) và yêu cầu của đối tác trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Chính sách về hỗ trợ lýi suất, thưởng xuất khẩu thuộc loại trợ cấp bị cấm trong khuôn khổ WTO nên trong tương lai không thể tiếp tục áp dụng. Việc hỗ trợ các hoạt động thương mại (xúc tiến thương mại) được coi là các loại trợ cấp đèn vàng. Tuy nhiên, khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có thể được hưởng chế độ ưu đòi(tiếp tục duy trì khuyến khích xuất khẩu) vì là nước đang phát triển có GNP đầu người thấp.

Những quy định về mua sắm của chính phủ cần được xem như là một công cụ cụ của chính sách xuất nhập khẩu. Trong khuôn khổ WTO, các quy định về mua sắm của chính phủ sẽ bị coi là hàng rào phi thuế quan nếu tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, các quy định về mua sắm của Chính phủ có thể là công cụ tốt để Chính phủ hỗ trợ khu vực sản xuất trong nước. Việc sử dụng các quy định về mua sắm của Chính phủ như là một công cụ của chính sách thương mại quốc tế cần thể hiện thực hiện tốt các quy định của Luật đấu thầu, trong đó đặc biệt chú . đến việc thực hiện minh bạch hoá các quy định này. Bộ công thương nên mở rộng đối tượng chủ trì chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường, ngành hàng và ràocản thương mại đầy đủ và dễ truy cập cản thương mại đầy đủ và dễ truy cập

Cụ thể, Bộ Công thương cần xây dựng một hệ thống thông tin về các biện pháp phi thuế, về phá giá và chống bán phá giá; xây dựng cơ chế cảnh báo về khả năng tranh chấp hay bị kiện phá giá và chống bán phá giá, dự kiến những mặt hàng có khả năng bị các quốc gia bạn hàng áp dụng các biện pháp phi thuế, đặc biệt là kiện phá giá; xây dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra và giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục ở các quốc gia bạn hàng.

Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các diễn đàn của các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về các thị trường, ngành hàng và các rào cản thương mại ở các thị trường được lựa chọn.

4.2.4. Tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩugiữa các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp giữa các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp

Khi trở thành thành viên của WTO, sự tham gia của các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu cần được thay đổi. Các doanh nghiệp tham gia rất hiệu quả vào quá trình hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu ở Thái Lan, Malaysia và Hoa Kỳ. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy đãcó sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên, kết quả thu được không có tính chất hệ thống và không có trọng tâm. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam rất cần sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Những doanh nghiệp này cần được mời thường xuyên tới các cuộc họp lấy . kiến từ các kết quả nghiên cứu và gợi . chính sách cho Bộ Công thương và các bộ ngành, cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định, sau 8 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng nền kinh tế Việt nam đã vượt qua được những thách thức, rút ra được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử. Môi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn nhờ thực thi các cam kết về minh bạch hóa chính sách, không phân biệt đối xử, giảm bớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về việc tham gia WTO đã có sự chuyển biến tích cực. Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành như điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, ngân hàng, tài chính bảo hiểm, bất động sản ...

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, trong ba năm đầu tiên gia nhập WTO, các khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam cũng đã hiện ra dần rõ nét. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới đến kinh tế Việt Nam đã cho chúng ta thấy mức độ dễ bị tổn thương của nền kinh tế nước ta. Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những hạn chế của chúng ta trong một loạt các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế và hoạt động quản lý nhà nước, để qua đó phấn đấu thực hiện tốt hơn trong năm 2010, từ công tác phân tích, dự báo tình hình biến động của thị trường hàng hoá, dịch vụ, giá cả; tới công tác điều hành quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; từ chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, nhưng không gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn; công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trõnh hội nhập kinh tế quốc tế; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng thời khai thác có hiệu quả những cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư; thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội…

Để nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai th. chính sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng cần phải có nhiều sự thay đổi tích cực hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phân tích chính sách thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w