Xăng dầu là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược, có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Nó tác động đến rất nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Đặc biệt với Việt Nam, chúng ta phải nhập khẩu trên 70% xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cho nên giá xăng dầu nội địa phụ thuộc rất lớn vào thị trường xăng dầu thế giới. Bên cạnh đó, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới khiến sự hòa đồng giữa thị trường trong nước và thế giới là điều tất yếu. Đặc biệt, xăng dầu là mặt hàng hết sức nhạy cảm, yếu tố chính trị có tác động rất lớn đến sự tăng giảm. Trong khi đó, tình hình chính trị trên thế giới thời gian qua có những diễn biến phức tạp, nhất là tại các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nên đã tác động đến nguồn cung dầu, đẩy giá xăng dầu thế giới tăng lên. Bởi vậy, sự biến động theo chiều hướng tăng của giá xăng trong nước trong thời gian gần đây là khá dễ hiểu và hoàn toàn theo quy luật thị trường...
*Thị trường nhập khẩu xăng dầu 2012
-Trong 6 tháng, Việt Nam đã ký 1 hợp đồng dầu khí mới với nhà thầu của Malaysia, 1 hợp đồng mua tài sản lô 67-Peru
-Trong tháng 6, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 1,1 triệu tấn, trị giá đạt gần 951 triệu USD, tăng 29,6% về lượng và tăng 17,3% về trị giá so với tháng 5/2012. Tính đến hết ngày 15/7/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước là 5,084 tỷ USD giảm 636 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,03 triệu tấn, giảm 26%; tiếp theo là Đài Loan: 703 nghìn tấn, giảm 22,6%; Trung Quốc: 641 nghìn tấn, tăng 1,1%; Hàn Quốc: 554 nghìn tấn, giảm 8,7%; … so với 6 tháng/2011.
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
T3/2012 3T/2012
lượng trị giá lượng trị giá
Tổng KN 758.836 793.898.497 2.094.497 2.128.082.683 Malaixia 54.065 46.713.102 74.754 67.347.142 Nga 12.202 12.660.524 41.103 40.630.172 Singapore 279.598 284.724.193 851.572 844.087.440 Thái Lan 58.493 63.622.970 174.671 180.151.331 Trung Quốc 109.154 118.900.351 285.348 301.950.161 (Nguồn số liệu: TCHQ)
-Bộ Công Thương vừa ban hành quy định về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu trong năm 2012 cho 13 doanh nghiệp đầu mối. Theo đó, định mức nhập khẩu tối thiểu tạm tính là 10,1 triệu (m3/tấn) xăng dầu. Lượng xăng nhập là 3,48 triệu m3; dầu diesel là 5,52 triệu m3; dầu mazut hơn 1 triệu tấn; dầu hỏa là 12.000 m3, nhiên liệu bay là 300.000 m3.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đơn vị được giao chỉ tiêu nhiều nhất với hơn 5,8 triệu (m3/tấn). Tiếp đến, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có chỉ tiêu trên 1,26 triệu (m3/tấn); Tổng công ty Thương mại và Kỹ thuật và Đầu tư hạn mức tối thiểu là 503.000 (m3/tấn); Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM 586 triệu (m3/tấn). Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex được giao hạn mức thấp nhấp, 5.000 m3 nhiên liệu bay.
Năm 2011, hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu đã bị điều chỉnh giảm từ 11 triệu (m3/tấn), xuống còn 9,978 triệu (m3/tấn). So với năm 2011, hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2012 nhiều hơn 122.000 (m3/tấn).
-Bộ Công Thương nêu rõ, căn cứ tình hình thị trường và nguồn cung sản phẩm từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Bộ tính toán để đưa ra kế hoạch nhập khẩu xăng dầu nhằm cung ứng đủ cho thị trường nội địa và đảm bảo mức dự trữ lưu thông xăng dầu tối thiểu bằng 30 ngày.
Doanh nghiệp không nhập khẩu thấp hơn hạn mức tối thiểu được giao cả năm. Số lượng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất không tính vào hạn mức nhập khẩu doanh nghiệp được giao.