5. Bố cục nghiên cứu
2.3 Maersk Logistics Việt Nam
2.3.1 Giới thiệu chung
Văn phòng đại diện Maersk được thành lập vào năm 1991 tại HCM, dưới danh nghĩa đầu tư là công ty Maersk Sigapore thuộc tập đoàn Moller của Đan Mạch, lĩnh vực hoạt động là vận chuyển hàng hóa bằng container.
Năm 1995 văn phòng Maersk được thành lập nhằm cung cấp dịch vụ logistics mà sản phẩm chủ yếu là quản lí dây chuyền cung ứng (supply chain management).
Năm 1999 tập đoàn Maersk mua lại hãng tàu Sealand của Mĩ và đổi tên thành Maersk Sealand, tên Maersk Logistics được giữ nguyên, việc mua lại hãng tàu Sealand của Mĩ làm tăng thị phần cho công ty trên quy mô toàn cầu cũng như ở Việt Nam một cách đáng kể, Maersk trở thành một ngành dẫn đầu trong ngành shipping.
Năm 2005 là một năm đánh dấu một ngoặc quan trọng bằng việc thâu tóm thành công hãng tàu P&O Nedlloyd của Anh, công ty đang đứng thứ ba trên thị trường Shipping và đổi tên thành Maersk Line.
2.3.2 Lĩnh vực hoạt động và năng lực cốt lõi của Maersk Việt Nam
a) Vận chuyển hàng hóa bằng container
Nhắc tới Maersk là chúng ta sẽ nghĩ tới lĩnh vực hoạt động của tập đoàn là vận chuyển hàng hóa bằng container.Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa chủ yếu của Maersk Việt Nam.
Hình ảnh và sự thành công chủ yếu của Maersk Việt Nam chính là xuất phát từ việc không ngừng phát triển năng lực cốt lõi và các sản phẩm dọc dựa trên năng lực cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và chiếm được sự tin tưởng ở khách hàng.
Với triết lí kinh doanh toàn cầu của Maersk Việt Nam là cơ bản tạo ra giao thương toàn cầu, cung cấp sự tiện ích và lợi ích cho khách hàng là chính, Maersk không ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển khách hàng không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa từ cảng biển này tới cảng biển khác mà quan trọng hơn là giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách tuyệt vời nhất.
Những thành phần tạo nên năng lực cốt lõi của công ty:
+ Có văn phòng trên 130 nước trên thế giới, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất giúp khách hàng tiếp cận các giá trị của Maersk ở khắp mọi nơi.
+ Có đội tàu đi tới các cảng biển trên khắp thế giới, với lịch tàu chạy ổn định
+ Có đầu tư mạnh vào thương mại điện tử và hệ thống, từ đó tạo ra các giá trị tiện ích cho khách hàng.
+ Kiến thức về shipping và Maersk được hình thành và nung đúc qua một quá trình lâu dài giúp Maersk trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với các phương thức vận chuyển phức hợp.
+ Maersk trở thành nơi làm việc và đạo tạo nhân viên của công ty về kiến thức hàng hải, ngoại thương thành thục nhất.
b) Cung cấp dịch vụ logistics
Dựa trên năng lực cốt lõi và cơ sở hạ tầng sẵn có, Maersk đã mở rộng năng lực cốt lõi của mình sang logistics.Đây là hoạt động nhằm nối cánh tay dài của các hãng tàu tới các khách hàng, tạo ra một chuỗi các giá trị gia tăng liên hoàn cho khách hàng.
Việc cung cấp dịch vụ logicstics giúp Maersk đưa ra một giải pháp dịch vụ trọn vẹn, dịch vụ một cửa (one point contact).
Các thành phần của Maersk logistics như sau:
+ Giúp khách hàng theo dõi đơn hàng.
+ Giúp khách hàng theo dõi các nhà cung cấp như tiến độ giao hàng nhằm báo cáo cho khách hàng kịp thời để có các cách giải quyết nhanh chóng.
+ Giúp khách hàng quản lí chứng từ ngoại thương như kiểm tra độ chính xác, giúp khách hàng có đủ các thủ tục thông quan.
+ Dịch vụ gom hàng giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hàng hóa, ngoài ra Maersk logicstics còn cung cấp các dịch vụ kho bãi và có các giải pháp về phân phối.
Nhưng hiện nay do thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, kích cỡ của các công ty cũng còn nhỏ nên các công ty có thể tự điều hành hệ thống kho bãi và phân phối của mình.Vì vậy, hiện nay kho bãi chủ yếu để phục vụ logistics là làm hàng.
2.3.3 Đánh giá
Thuận lợi
Tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây khá khả quan với tỷ lệ lạm phát thấp và tiền đồng ổn định
Thông tin trên được ông Marco Civardi, Giám đốc điều hành Damco tại Việt Nam cho biết trong Báo cáo Thương mại Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2013 ngày 10/12 tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn A.P. Moller- Maersk (Đan Mạch).
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng ổn định và giá trị giao dịch thương mại gia tăng trong 3 quý đầu năm 2013.
Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh như chi phí nhân công thấp, vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng cảng nước sâu thuận lợi, dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, tăng trưởng GDP cao, ổn định chính trị lâu dài và nhà cước cam kết tăng cường ổn định và phát triển kinh tế
Khả năng gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) của Việt Nam rất cao
Nhìn nhận về cơ hội TTP, Maersk cho biết, Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh hơn nhờ lợi thế là trung tâm sản xuất mới ở khu vực Thái Bình Dương. Trong số mười hai quốc gia tham gia TPP thì Việt Nam có chi phí nhân công thấp nhất và điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có khả năng cạnh tranh nhất đặc biệt là trong ngành công nghiệp dệt may và may mặc. Việc tái cơ cấu nguồn lực như hiện nay sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế đáng kể so với Trung Quốc.
Maersk cho biết, trong những tháng gần đây dòng FDI từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đổ vào Việt Nam để xây dựng nhà máy trong lĩnh vực dệt may tăng lên nhanh chóng, với mong muốn đón đầu hướng thuế quan 0% thay vì mức thuế từ 17-35% khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của TTP.
Tuy nhiên, cũng còn có rất nhiều thách thức và hạn chế đi kèm với hiệp định TPP, cụ thể là trong các lĩnh vực quản lý phát triển, vấn đề thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ và những ràng buộc nhất định như là "quy định về nguồn gốc xuất xứ của sợi".
“Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của mình, và hiện nay có tới gần 90% nguyên liệu và máy móc được nhập khẩu từ các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc và các đối tác khác không phải là thành viên TPP”, ông Marco Civardi, Giám đốc điều hành Damco tại Việt Nam và Campuchia, cho biết thêm. Việt Nam sẽ cần phải xây dựng các ngành công nghiệp nội địa trong vài năm tới, điều đó sẽ giúp Việt Nam hưởng những lợi ích của TPP một cách đầy đủ”.
Cảng bãi là một mảng thuộc cơ sở hạ tầng Việt Nam dự kiến được hưởng lợi từ TPP. Ông Robert Hambleton, Giám đốc điều hành Cảng Quốc tế Cái Mép (Cai Mep International Terminal - CMIT) giải thích CMIT hiện đang phục vụ các tuyến đi Mỹ và với bất kỳ hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam và Bắc Mỹ sẽ dẫn đến nhu cầu cần phải có những con tàu lớn hơn để phục vụ các
tuyến hàng hải nối liền giữa hai khu vực này. Điều này có nghĩa là CMIT cũng sẽ được hưởng lợi.
CMIT cùng với các cảng nước sâu khác tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức dư thừa công suất cảng do làn sóng đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực này từ giữa những năm 2000. Tuy nhiên, CMIT tin tưởng mạnh mẽ vào tiềm năng tăng trưởng lâu dài của Việt Nam và những thách thức về dư cung sẽ được cải thiện trong một thời gian nhất định, với sự phát triển của đất nước, những hiệp định thương mại như TPP và các con tàu lớn hơn đang gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi thương mại của Châu Âu và Mỹ đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại, ở quanh mức 5%. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ La-tinh và châu Phi.
Giao dịch biển bằng containner giữa các nước Châu Á có mức tăng trưởng nhanh. Việt Nam là một trong số đó
Giao dịch thương mại bằng container giữa các quốc gia tại châu Á có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và Việt Nam là một trong các quốc qia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất. "Châu Á là một nơi hứa hẹn nhiều cơ hội với tốc độ tăng trưởng GDP vượt xa phần còn lại của thế giới và nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia Châu Á không ngừng tăng lên theo từng năm," Ông Albert Van Rensburg, Giám đốc MCC Transport Việt Nam & Campuchia cho biết.
Maersk có văn phòng đại diện sớm tại Việt Nam nên có thể làm chủ được thị trường và có nhiều kinh nghiệm trong logistics ở Việt Nam Tập đoàn A.P. Moller-Maersk gồm nhiều công ty hoạt động trong hai ngành công nghiệp chính là vận tải và năng lượng. Maersk thành lập văn phòng đại diện đầu tiên của mình tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 1991. Hiện nay có bốn bộ phận kinh doanh khác nhau trực thuộc Công ty TNHH Maersk Việt Nam: Maersk Line là hãng vận tải container lớn nhất thế giới; Damco là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới; MCC Transport là hãng vận tải nội Á và Safmarine là hãng vận tải container chuyên phục vụ các tuyến vận tải châu Phi.
Đại sứ quán Đan Mạch thể hiện tinh thần hợp tác nhằm làm tăng tình hữu nghị giữa hai nước. Tạo điền kiện thuận lợi cho hoạt động của Maersk tại Việt Nam.
Theo Sài Gòn Giải Phóng, chiều 3/10, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã tiếp ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và ông Soren Skou, Giám đốc điều hành Công ty Maersk Line.
Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tín cho biết vận tải biển là một trong những lĩnh vực thành phố quan tâm, nằm trong chiến lược phát triển đến năm 2020. Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín hy vọng với thế mạnh về vận tải biển, Đan Mạch sẽ hợp tác với TPHCM trong lĩnh vực này.
Thị trường Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn các công ty logistics hàng đầu thế giới. Bởi sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn đầu tư. Chủ tịch của DHL cho biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu nên công ty đang đầu tư đón đầu sự tăng trưởng này.
Các yếu tố công nghệ kĩ thuật ở Việt Nam ngày càng được cải tiến đầu tư đúng mức. Nhà nước có chủ trương tăng cường luồng máy móc đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên sử dụng công nghệ dây chuyền hiện đại từ nước ngoài. Khả năng đáp ứng khách hàng của Maersk tốt
Khả năng tài chính của Maersk mạnh đủ để đối phó với rủi ro vì đây là công ty lâu đời và có hệ thống rộng khắp trên toàn thế giới.
Lực lượng phát triển và sự phù hợp của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hệ thống thông tin, chính sách đào tạo, tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên, hệ thống chính sách dịch vụ khách hàng.
Khó khăn
Sự bất ổn chính trị có thể bất ngờ xảy ra trong nền kinh tế
Các doanh nghiệp Việt Nam đa số còn non trẻ và không đủ vốn để hiểu được tầm quan trọng và tiến hành thuê mướn sử dụng hoạt động logistics. Có rất nhiều công ty logistics ở Việt Nam ví dụ như DHL Sypply Chain Maersk Logistics, APL Logistics có NYK Logistics, MOL Logistics... cũng tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động.
Thị trường cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là về giá cả dịch vụ vận tải biển giữa các công ty logistics với nhau
Rủi ro có thể xảy ra ngay trên đường vận tải biển. Do thiên tai, bão trên biển Hệ thống máy móc có thể gặp sự cố bất ngờ, lỗi kĩ thuật…
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LOGISTICS
3.1 Cơ hội và thách thức cho Maersk Logistics tại thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam hầu như chưa có một công ty nội nào có thể đáp ứng được dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Trong khi đó, dù chỉ 25 công ty nước ngoài đang tham gia vào thị trường logistics Việt Nam nhưng chiếm hết 80% thị phần, chiếm lĩnh những hoạt động có giá trị gia tăng cao như vận tải hàng hải, kho bãi…
Đánh giá của các chuyên gia logistics thế giới cho biết, sở dĩ thị trường Việt Nam hấp dẫn các công ty logistics hàng đầu thế giới là vì sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn như một trung tâm sản xuất của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay, nhiều công ty logistics hàng đầu trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics đã có mặt và ngày càng nâng cao sức ảnh hưởng bằng cách thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp nội với tỷ lệ khống chế.
Thế nhưng, trong bối cảnh doanh nghiệp nước ngoài đang tìm mọi cách khai thác thị trường thì các doanh nghiệp trong nước lại chỉ biết vùng vẫy, cạnh tranh lẫn nhau trong hoạt động hạn hẹp, không có giá trị gia tăng cao như vận tải đường bộ hoặc làm thuê cho các công ty nước ngoài do thiếu vốn, nhân lực và công nghệ.
Theo lộ trình, đến năm 2014, ngành logistics sẽ mở cửa hoàn toàn. Do vậy, thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Trong bối cảnh cơ sở vật chất và dịch vụ hạn chế, các doanh nghiệp trong nước không những sẽ khó lòng cạnh tranh nổi mà còn có nguy cơ ngày càng phụ thuộc hoặc rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Các hoạt động để gắn kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước là vận chuyển hàng hải, các doanh nghiệp logistics lại không đáp ứng được nên chưa tạo ra sự gắn bó, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp nội. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong nước bị các hãng tàu “ép” về các loại phí vận chuyển.
Ngoài ra, trong bảng đánh giá xếp hạng chỉ số hoạt động hiệu quả của ngành logistics, Việt Nam đang đứng thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực với tốc độ phát triển trung bình 20% mỗi năm. Tuy nhiên, kết quả này được nhận định phần đóng góp chủ yếu từ hoạt động của các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Điều này cho thấy hoạt động logistics của Việt Nam vô cùng thiếu và yếu. Những năm qua, chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20%, thậm chí có lúc 25% GDP cả nước, khoảng 12 tỷ USD mỗi năm.
Trong đó, chi phí vận tải chiếm đến khoảng 60% tổng chi phí. Nếu như dịch vụ vận tải không phát triển sẽ kéo năng lực cạnh tranh đi xuống và làm chi phí vận tải của một đơn hàng tăng khoảng 10%, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Hoạt động của các công ty logictics ở Việt Nam hiện vẫn còn rời rạc, phương tiện 34
thông tin quá thô sơ và chậm chạp, số liệu không minh bạch cũng đã góp phần đẩy chi phí tăng cao nên khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại.
3.1.1 Cơ hội
- Quy mô của thị trường trong nước lớn
Thị trường trong nước đang rất phát triển. Ngành dệt may và quần áo, giày dép, thủy sản, đồ gỗ là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu và đây cũng là một trong những mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong vận chuyển hàng hóa bằng container. Sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu cũng là một nhân tố đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các hãng tàu.