KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu SKKN vật lý một số KINH NGHIỆP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI PHẦN CHUYỂN ĐỘNG cơ học (Trang 25 - 27)

I. KẾT LUẬN

1. Thực tiễn khảo sát sau khi áp dụng đề tài:

Thông qua việc hướng dẫn phương pháp bồi dưỡng HSG và các ví dụ cụ thể đối với bài tập vận dụng, các bài tập tự luyện tập cho từng phần về chuyển động cơ học, học sinh được tư duy, suy luận, rèn luyện và vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các dạng bài tập cụ thể.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách nhận biết và phân loại cho từng thể loại, từng dạng bài tập, quy các bài tập bắt gặp về thể loại, dạng bài tập cơ bản để tiến hành vận dụng tuần tự các bước giải, thiết lập mối liên hệ giữa các dữ kiện đã cho, các công thức đã biết, các kiến thức Vật Lý đã học và các dữ kiện cần tìm từ đó tiến hành nội dung bài giải cho bài tập cần làm, rút ra nhận xét, kết luận…

Với lòng say mê và sự kiên trì sáng tạo không mệt mỏi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, liên tục trong mấy năm qua tôi đã bồi dưỡng được một đội ngũ học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi do các cấp của ngành giáo dục tổ chức và đã đạt được một số giải tương đối cao.

Kết quả thu được sau khi áp dụng đề tài, được điều tra từ năm học 2011- 2012 như sau : (số HS đạt /số HS dự thi)

Năm học Kết quả HSG cấp

huyện

Kết quả HSG

cấp TP Kết quả thi chuyên

2015-2016 7/7 5/10 3/7 2016-2017 12/12 5/10 5/6 2017-2018 22/23 6/10 7/10 2018-2019 25/25 7/10 7/10 2019-2020 32/32 10/10 12/14 2020-2021 20/20 5/10 Chưa thi

- Cấp huyện: đa số giải nhất của huyện là của học sinh trường THCS Chu Văn An

- Thi cấp thành phố những năm gần đây số lượng giải tăng chất lượng giải cũng cao hơn hẳn. Năm 2019-2020: 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 2 giải KK

- Thi Chuyên: tỷ lễ đỗ ngày càng cao như năm 2019-2020: 4 HS đỗ chuyên KHTN, 2 HS đỗ chuyên Chu Văn An, 6 HS đỗ chuyên Nguyễn Huệ. Đặc biệt, có học sinh thi đỗ cả ba trường và giành được học bổng.

2. Kết quả thành công trong sử dụng đề tài:

- Việc áp dụng đề tài vào giảng dạy bộ môn vật lí đã giúp học sinh:

+ Nắm vững mục tiêu phần bồi dưỡng HSG cho phần chuyển động cơ học. + Biết cách làm các dạng bài tập về chuyển động cơ học.

+ Biết tiến hành tuần tự các bước làm một số dạng bài tập cơ bản về chuyển động cơ học.

+ Làm thành công một số dạng bài tập cơ bản và có thể quy các bài tập bắt gặp về dạng bài tập cơ bản đã biết để vận dụng làm.

+ Rèn luyện được kĩ năng làm thành thạo một số dạng bài tập cơ học.

+ Có hứng thú và ham thích làm các bài tập Vật Lí, không nản lòng khi gặp các bài tập Vật lý khó, bài tập phức tạp.

+ Ham thích học môn Vật lí…

- Việc áp dụng đề tài vào giảng dạy bộ môn Vật Lí đã giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, làm tăng khả năng vận dụng cũng như tính độc lập suy nghĩ, tính tò mò, óc sáng tạo… , đã cho tỉ lệ học sinh hiểu bài tăng lên rõ rệt .

- Việc làm này được tổ chuyên môn, đồng nghiệp đánh giá là thành công. Đúng với quan điểm đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay.

3. Bài học kinh nghiệm rút ra:

Bản thân tôi tự nhận thấy phải không ngừng học hỏi, tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kho tàng kiến thức là vô tận. Nghiệp vụ chuyên môn luôn cần có sự sáng tạo và sự điều chỉnh hợp lí mới đem lại hiệu quả. Dù đó là kiến thức đơn giản người giáo viên cũng phải có phương pháp phù hợp mới khơi dậy cho học sinh tinh thần học tập hứng thú. Có như thế việc truyền đạt nội dung bài giảng mới đạt hiệu quả cao.

Mỗi giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của mình trong công tác dạy và học, ngoài việc làm tôt công tác phụ đạo học sinh yếu nâng cao chất lượng đại trà của học sinh trong mỗi khối lớp, cần nhận thức rõ bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đây là công việc không đơn giản mà thực tế nhiều thầy, cô giáo thường “nhường nhau”, ít ham thích nhận nhiệm vụ. Ý thức được như vậy, trong những năm qua bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng cho mình một bộ giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp cho mỗi năm học và dồn hết tâm huyết, cũng như tấm lòng yêu nghề, mến trẻ của mình vào từng trang giáo án khi lên lớp với các em học sinh.

Việc áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển động cơ học môn Vật lí THCS” vào thực tế giảng dạy đã giúp người giáo viên hoàn thành tốt bài giảng, giúp học sinh hiểu bài học và có phương pháp để tự bồi dưỡng HSG môn Vật Lý ở THCS mà giáo viên và học sinh tiếp cận thường gặp nhiều

khó khăn, lúng túng không tìm ra hướng giải quyết, không làm được và có thể làm nhưng hiệu quả không cao.

Để học sinh hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức Vật lý, có được kỹ năng làm bài tập Vật lý, vận dụng làm một số dạng bài tập Vật lý cơ bản, biết cách quy bài tập bắt gặp về dạng bài tập cơ bản đã biết để làm; biết phát triển, nâng cao kiến thức để làm một số dạng bài tập khó…theo tôi thì mỗi giáo viên cần phải:

- Luôn tìm tòi học hỏi và hết sức tâm huyết, đam mê trong công tác bồi dưỡng học sịnh giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Xây dựng được một kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi thật hợp lý.

-Phải xây dựng được một bộ giáo án phù hợp khả năng học tập của học sinh. ( Đưa ra được một hệ thống bài tập hợp lý ). Trong giáo án phải xác định rõ trọng tâm của từng phần cơ, nhiệt, điện và quang.

-Tuyển chọn được đội học sinh giỏi khá chính xác với năng khiếu của từng em. -Tạo mối quan hệ giữa thầy và trò thật gần gũi và thân thiện, thường xuyên quan tâm, khích lệ học sinh để các em luôn cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào việc học tập của mình.

-Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hàng tháng - Giáo viên phải biết quan tâm đến công tác “ Hậu bồi dưỡng học sinh giỏi” khi các em được vào đội tuyển của huyện.

Một phần của tài liệu SKKN vật lý một số KINH NGHIỆP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI PHẦN CHUYỂN ĐỘNG cơ học (Trang 25 - 27)