Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hệ biến tần động cơ không đồng bộ 3 pha (Trang 28 - 29)

2.4.Phần mềm và ngôn ngữ lập trình PLC S7-

2.1. Giới thiệu chung

Biến tần là thiết bị dùng để thay đổi và điều chỉnh tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha thông qua việc thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều 3 pha.

Ngày nay biến tần là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Biến tần là thiết bị biến đổi nguồn điện xoay chiều có tần số f 1 thành nguồn điện xoay chiều có tần số f r thay đổi được.

Ưng dụng: Bộ biến tần thường được sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ

xoay chiều theo phương pháp điều khiển tần số, theo đó tần số của lưới nguồn sẽ thay đổi thành tần số biến thiên. Ngoài việc thay đổi tần số còn có sự thay đổi tổng

số pha. Từ nguồn lưới một pha, với sự giúp đỡ của bộ biến tần ta có thể mắc vào tải

động cơ ba pha. Bộ biến tần còn được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật nhiệt điện. Bộ

biến tần trong trường hợp này cung cấp năng lượng cho lò cảm ứng. 2.2. Phân loại biến tần

Theo nguyên lý làm việc, biến tần được chia ra làm hai loại chính là: - Biến tần quay: là máy phát điện xoay chiều.

- Biến tần tĩnh: là loại biến tần được chế tạo từ các linh kiện điện tử bán dẫn công suất. Có hai loại biến tần tĩnh thường gặp: Biến tần trực tiếp và biến tần gián tiếp. Theo sơ đồ cấu trúc mạch điện, biến tần được chia ra làm hai loại chính:

- Biến tần trực tiếp: biến đổi trực tiếp điện áp lưới với tần số công nghiệp thành điện áp đầu ra có giá trị và tần số thay đổi. loại này ít được sử dung.

- Biến tần gián tiếp: biến đồi điện áp xoay chiều với tần số công nghiệp thành nguồn

điện một chiều, sau đó biến đổi điện áp một chiều này thành điện áp xoay chiều với

giá trị và tần số thay đổi ở đầu ra. Theo tổng số pha:

- Biến tần một pha. - Biến tần ba pha.

Trong chương trình cũng như trong công nghiệp, hiện nay chủ yếu dùng biến tần tĩnh loại gián tiếp một pha hoặc ba pha.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu hệ biến tần động cơ không đồng bộ 3 pha (Trang 28 - 29)