4. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 1 Cơ sở cho các khuyến nghị
4.2. Khuyến nghị chính sách
Trên cơ sở pháp lý và những đánh giá về khung chính sách cũng như thực thi chính sách hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ đã được nêu ra trên đây, một số khuyến nghị chính sách được đưa ra bao gồm:
Quy định/định nghĩa về DNNVV do phụ nữ làm chủ. Trước hết, khái niệm “phụ nữ làm chủ” cần được làm rõ trong các văn bản pháp luật, làm cơ sở cho các chính sách hỗ trợ. Các nhà hoạch định chính sách vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn quốc tế và áp dụng khái niệm phù hợp với Việt Nam. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị định nghĩa về doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nên xác định rõ đó phải là các doanh nghiệp có vốn sở hữu của phụ nữ chiếm ít nhất 26% và do phụ nữ quản lý điều hành hằng ngày. Đây là khái niệm do IFC sử dụng và phù hợp với bối cảnh Việt Nam và sẽ loại bỏ được các trường hợp doanh nghiệp dễ dàng thuê các giám đốc nữ để hưởng những ưu đãi có thể có.
DNNVV do phụ nữ làm chủ được quy định là một đối tượng độc lập hưởng hỗ trợ của luật hỗ trợ DNNVV.
Việc xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ DNNVV nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này, khai thác tiềm năng to lớn mà các doanh nghiệp này mang lại. Là một bộ phận của DNNVV, nhưng DNNVV do phụ nữ làm chủ có những trở ngại nhất định
và cần có hỗ trợ để vượt qua. Chỉ khi là một đối tượng riêng được quy định trong văn bản pháp luật thì các chính sách hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ mới rõ ràng và hướng đích.
Các nội dung hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ bao gồm:
• Bồi dưỡng DNNVV do phụ nữ làm chủ: Kiến thức bồi dưỡng bao gồm quản trị và mô hình quản trị, quản lý nhân sự, tài chính, marketing, lập kế hoạch kinh doanh,… Những hỗ trợ bồi dưỡng này nên được thực hiện thông qua các Hiệp hội doanh nhân nữ, là tổ
chức gần và nắm sát nhất nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của các doanh nghiệp thành viên.
• Cung cấp thông tin nguồn lực, chính sách và thị trường. Các hình thức phù hợp bao gồm công khai, phổ biến văn bản pháp luật mới, thực hiện đối thoại chính sách thường xuyên với các DNNVV và các hiệp hội liên quan, soạn thảo và phổ biến các bộ công cụ, tài liệu hướng dẫn pháp luật, lập đường dây thông tin chính sách, thị trường, và tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến, đối thoại chính sách,… nhằm cung cấp thông tin tới DNNVV do phụ nữ làm chủ.
• Có chính sách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho DNNVV do phụ nữ làm chủ vay vốn. Với các quỹ phát triển doanh nghiệp của Trung ương và địa phương, nên có ưu tiên một tỷ lệ nhất định dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ. Đối với các khoản vốn vay từ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nên thiết kế các sản phẩm phù hợp với đối tượng là các DNNVV do phụ nữ làm chủ.
• Hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ xây dựng mạng lưới kinh doanh và thực hiện xúc tiến thương mại.
Cách làm là đảm bảo tỷ lệ nhất định về DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận thị trường và nguồn lực hiện tại đã dành cho các DNNVV. Về hình thức, có thể quy định tỷ lệ phần trăm nhất định bắt buộc dành cho đối tượng DNNVV do phụ nữ làm chủ trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận các nguồn lực và vốn vay từ các quỹ của trung ương và địa phương.
• Vinh danh và ghi nhận đóng góp DNNVV do phụ nữ làm chủ. Về hình thức, Nhà nước cần đứng ra thực hiện định kỳ và công tâm, đảm bảo sự ghi nhận các đóng góp của phụ nữ trong phát triển DNNVV, góp phần ủng hộ thúc đẩy phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xã hội.
• Tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nhân nữ/Câu lạc bộ doanh nhân nữ. Nên hỗ trợ phát triển các đơn vị này thành cầu nối để triển khai các hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNNVV do phụ nữ làm chủ. Các hoạt động hỗ trợ cụ thể bao gồm:
• Tăng cường vai trò của hiệp hội/ câu lạc bộ doanh nhân nữ trong hỗ trợ thông tin thị trường, pháp luật cho doanh nghiệp;
• Tăng cường vai trò của Hiệp hội trong nâng cao năng lực của các
doanh nghiệp thông qua cung cấp dịch vụ đào tạo tới các doanh nghiệp;
• Tăng cường vai trò của Hiệp hội trong điều phối tiếp cận các nguồn lực cho doanh nghiệp.
• Giáo dục thế hệ trẻ về vai trò của doanh nhân nữ cũng như thái độ chia sẻ gánh nặng với doanh nhân nữ.
Đây là giải pháp trong dài hạn những cần được nghiên cứu triển khai càng sớm càng tốt. Nhà trường và xã hội giáo dục cho trẻ em (nhất là đối với
trẻ em gái) để chúng hiểu và có thái độ trong chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ. Thông qua đó, xây dựng một thế hệ doanh nhân nữ mới có trình độ, kiến thức, kỹ năng kinh doanh và có thái độ chuyên nghiệp không định kiến về doanh nhân nữ trong tương lai gần.
BIS (2013). BIS Small Business Survey 2012, Department for Business Innovation and Skills
Global Entrepreneurship Monitor (2012). 2012 Women’s Report, Global Entrepreneurship Research Association
IFC (2011). Strengthening Access to Finance for Women-Owned SMEs in Developing Countries, Washington, DC 20433
IFC (2012). IFC and Small and Medium Enterprises, IFC Issue Brief
IFC (2014a). Improving Access to Finance for Women-owned Businesses in India, International Finance Corporation and Government of Japan
IFC(2014b). Women-owned SMEs: A business opportunity for Financial Institutions, International Finance Corporation
Kitching, B. and Woldie, A. (2004). Female Entrepreneurs in Transitional
Economies: a comparative study of Businesswomen in Nigeria and China. In Proceedings Hawaii International Conference on Business, Honolulu, Hawaii OECD (2012). Share, size and industry of women-owned enterprises, in
Entrepreneurship at a Glance 2012, OECD Publishing
OECD (2014). Women, Government and Policy Making in OECD Countries: Fostering Diversity for Inclusive Growth, DOI 10.1787/9789264210745-en Todaro, M. and Smith, S. (2012). Economic Development, Pearson Publishing