GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY NCS ĐĐ Thích Huệ Đạo (Trang 29 - 36)

đức Phật giáo.

4. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nói một cách khái quát, thì đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tiến bộ và tích cực hơn so với các trường phái triết học đương thời và có những đóng góp to lớn cho nền đạo đức của nhân loại. Khi xây dựng các phạm trù, chuẩn mực, mô hình và nếp sống đạo đức, Phật giáo đã tạo nên một nền đạo đức lấy con người làm trọng tâm. Giá trị cao đẹp nhất và cơ bản nhất của đạo đức Phật giáo là giá trị nhân

văn và giá trị thực tiễn.

4.1. Giá trị nhân văn

Một là, đạo đức Phật giáo xem con người là trọng tâm, đề cao vai trò và vị trí con người

Có thể nói giá trị lớn nhất trong đạo đức Phật giáo là đề cao vị trí và vai trò của con người, xác định “con người là tâm điểm của xã hội loài người”. Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính”, mọi người sẽ đạt được hạnh phúc nếu thực hành điều thiện, lánh xa điều ác, chuyên cần trau dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình.

Đức Phật cho rằng: Con người đóng vai trò quyết định trong quá trình giác ngộ và giải thoát. Con người có thể thay đổi số phận của mình. Khi mê thì con người đau khổ, nhưng khi bắt đầu nhận biết mình mê thì con người có thể tự làm chủ lấy mình. Với ý nghĩa này Phật giáo đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn, chuyển hướng từ tư duy sang tìm kiếm niềm tin ở chính con người chứ không phải ở một hay nhiều vị thần. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc so với các trường phái triết học Ấn Độ trước đó như triết lý trong kinh Veda, Upanishad xem vạn vật cũng như con người là biểu hiện của đấng sáng tạo tối cao, toàn năng Brahman.

Phật giáo đã đưa ra một hướng tiếp cận mới về con người, đặt con người ở vị thế trung tâm trong các mối quan hệ xã hội. Từ đó khẳng định chỉ có con người và chính con người chịu đựng những nghiệp quả và hành động của mình đem lại, họa phúc, sướng khổ là do con người quyết định, con người làm chủ vận mệnh của chính mình.

Mặt khác, Phật giáo bao giờ cũng khẳng định khả năng của con người là vô tận, nếu con người có ý chí phấn đấu, bản thân mình cũng như hoàn cảnh của mình đều có thể cải tạo được theo hướng tiến bộ, nếu người thực sự muốn cố gắng.

Hai là, đạo đức Phật giáo kêu gọi con người hành thiện tránh ác, vô ngã vị tha, mang tình thương, bình đẳng đến với mọi người

Chính vì lòng từ bi, nhân ái của đức Phật mà Ngài cảm nhận và đau xót trước nỗi khổ trầm luân của chúng sinh. Do đó Ngài đã quyết định từ bỏ địa vị, quyền lực, giàu sang, tình thâm rời khỏi hoàng cung mà vào rừng sâu tu tập, giác ngộ và cứu muôn loài. Ngài quan niệm rằng: tất cả mọi người và mọi loài đều có Phật tính. Nhưng tùy thuộc vào khả năng của mỗi loài nhanh hay chậm mà thôi. Ngài nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Lời nói đó như mang một thông điệp về tinh thần dân chủ, bình đẳng trong đạo đức Phật giáo.

Trong thời đại ngày này, con người đang sống trong bối cảnh mà ở đó danh vọng, quyền lực dường như thống trị đến cực điểm, chiến

tranh vẫn còn xảy ra ở một số khu vực trên thế giới, chay đua theo kinh tế, chính trị, quân sự làm cho con người xung đột lẫn nhau, ảnh hưởng đến nền hòa bình của nhân loại. Do đó nếu vận dụng những giá trị nhân văn này của đạo đức Phật giáo vào cuộc sống thì có thể kết nối con người xích lại gần với nhau hơn, giúp con người sống tri túc, có giới hạn và biết đấu tranh chống những tư tưởng không lành mạnh, giúp con người biết yêu thương lẫn nhau và tha thứ cho nhau.

Ba là, đạo đức Phật giáo đề cao tinh thần phản tỉnh tự giác con người

Phật giáo thiên về nội tâm, phản tỉnh hơn là xử lý các quan hệ bề ngoài. Cho nên Phật giáo phát huy tối đa tính tự chủ cá nhân trong việc thực hành các quy tắc đạo đức. Sự phán xét của đạo đức là ng- hiệp báo, nghiệp quả, nó điều chỉnh đạo đức của mỗi người theo quy luật nhân - quả. Mặt khác Phật giáo cũng không thừa nhận sự sáng tạo của một đấng siêu nhiên nào, mọi giá trị luân lý, đạo đức đều diễn ra trong thế giới nhân sinh chứ không phải do một thế lực nào chi phối. Đây là điểm ưu trội của Phật giáo so với các tôn giáo khác.

Bốn là, đạo đức Phật giáo đề cao việc rèn luyện trí tuệ và giải thoát con người

Mục tiêu tối hậu của đạo đức Phật giáo chính là giải thoát, là chấm dứt hết mọi khổ đau xuất phát từ “vô minh”. Trong Bát chánh

đạo mà Ngài đã dạy thì Chánh kiến là đứng đầu tiên. Điều này nói

đến yếu tố trí tuệ là kim chỉ nam cho sự giải thoát. Đức Phật đã từng nói rằng: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, mỗi người phải tự đi đến, không ai đi thế cho ai được”. Đó là con đường của tự lực mỗi người. “Này các Tỷ kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác”29.

Vai trò của trí tuệ đưa đến sự giải thoát, giác ngộ, nhận chân đúng sai, biết lắng nghe, chia sẻ để sống tốt hơn. Nhờ có trí tuệ nên con người hiểu rõ vô thường, vô ngã, nhờ vậy mà con người 29. Thích Minh Châu (2013), Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, Kinh Tương Ưng bộ,, Phẩm Tự mình làm hòn đảo, Nxb. Tôn giáo, tr. 673.

biết nhàm chán, từ đó ly tham, sân, si, đưa đến đoạn tận khổ đau và giải thoát.

Như vậy sự giải thoát của Phật giáo là sự đồng hành giữa từ bi và trí tuệ. Nó như hai con mắt của một con người. Nếu con người chỉ có một mắt thì không thể nhìn trọn vẹn sự vật. Từ bi mà thiếu trí tuệ thì chỉ là sự thương vay vác mướn, trí tuệ mà thiếu từ bi thì chỉ là những kiến thức khô khan. Do đó phải có cặp mắt từ bi và trí tuệ mới có thể nhận thức rõ bản chất sự vật.

4.2. Giá trị thực tiễn

Một đặc sắc nữa của đạo đức Phật giáo là giá trị thực tiễn, sống động của những nguyên lý đạo đức Phật giáo, chúng ta phải là những khuôn mẫu ứng xử trong từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm và cả đời. Mỗi người phải bộc lộ thường xuyên bằng những suy nghĩ đạo đức, lời nói đạo đức cho tới hành động đạo đức... Nhờ vậy, đạo đức Phật giáo mới được hiện thực hóa. Đó cũng chính là giá trị thực tiễn mang tính giáo dục nổi bật nhất của Phật giáo.

Trong thời đại kỹ thuật công nghệ 4.0 hiện nay, còn quá nhiều khoảng trống trong giáo dục đạo đức. Những vấn đề về đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, những bổn phận và trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ cha mẹ với con cái, thầy với trò, vợ với chồng, bạn bè với nhau…. cần có tiêu chí để xác định đúng. Đạo đức Phật giáo có vai trò củng cố và bù đắp các thiếu hụt trong đời sống tinh thần, giúp con người an lạc thân tâm và sống thanh thản khi hiểu được các giá trị cuộc sống mà đạo đức Phật giáo đem lại. Đó chính là giá trị thực tiễn thiết thực nhất của đạo đức Phật giáo.

Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu các giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nội dung tư tưởng mang tính giáo dục sâu sắc. Mục tiêu giáo dục của đạo Phật là con người giác ngộ, con người có năng lực tự giải thoát để đạt tới hạnh phúc mà không cần đến đấng tối cao nào giúp đỡ. Đạo đức Phật giáo luôn nhắc nhở mọi người phải làm chủ các giác quan, ý thức trong

suy nghĩ, lời nói, hành động để bớt đi đau khổ của nghiệp ác. Trong đó Giới là con đường bắt đầu và duy nhất đưa đến giải thoát. Nhờ giới mà sinh định, nhờ định phát tuệ. Muốn đi đến mục đích cứu cánh tối thượng không gì hơn là phải hành trì, tôn trọng giới luật để có một cuộc sống hoàn toàn an lạc, hạnh phúc ngay trong cuộc đời này và tại đây. Do đó, suy cho cùng giá trị nền tảng và cơ bản nhất của đạo đức Phật giáo là giátrị nhân bản và giá trị thực tiễn, tức là thực hành cái tính nhân bản đó.

KẾT LUẬN

Như vậy, đạo đức Phật giáo đã và đang ảnh hưởng đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Đạo đức Phật giáo nổi bật với tư tưởng về hành thiện, từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Chính vì vậy, mà con người đã tìm thấy ở đạo đức Phật giáo một nơi để gửi gắm niềm tin, một niềm an ủi tinh thần che chở họ trước những cám dỗ và thử thách của cuộc đời. Phật giáo cũng như các giá trị truyền thống của dân tộc luôn đề cao và ca ngợi những giá trị cao quý của lòng nhân ái, tình yêu thương con người và sống hài hòa với tự nhiên. Phật giáo lấy con người làm trung tâm để thấu hiểu nỗi khổ của con người và tìm cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ đó. Với phương châm “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha”, Phật giáo hướng con người đến một lối sống nhân bản biết yêu thương, đem niềm vui và quan tâm đến với mọi người mà quên mình, hướng con người biết cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn, biết sống vì người khác, tiến tới xây dựng một xã hội nhân ái, lành mạnh.

Có thể nói đạo đức Phật giáo với những giá trị tinh túy của mình đã được người Việt Nam tiếp nhận và biến thành một phương thức để thỏa mãn tinh thần không chỉ trong lịch sử mà còn cả trong hiện tại. Với triết lý “hướng thiện, vô ngã vị tha” đạo Phật đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức con người. Thực tế đã chứng minh đạo đức Phật giáo và đạo đức

con người Việt Nam có nét tương đồng. Phật giáo đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sống trong lòng dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, trước những biến đổi của thời đại, các giá trị đạo đức Phật giáo lại một lần nữa được kiểm chứng. Chính đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong những năm qua cho thấy Phật giáo đang được hồi sinh. Hội thảo 35 năm thành lập và phát

triển Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là

minh chứng cho sự hồi sinh ấy. Với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, tốt đạo đẹp đời, Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc đổi mới của đất nước. Do đó nghiên cứu nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo, nhìn nhận và đánh giá nó là một điều vô cùng quan trọng để tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy, giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Tài liệu tham khảo

Thích Minh Châu dịch (1993), Kinh Tương Ưng bộ III, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. HCM.

Đoàn Trung Còn (1992), Phật học Từ điển, Nxb. TP. HCM.

Doãn Chính (2008), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Doãn Chính (Chủ biên, 2015), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Học viện Chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2000), Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 (A-Đ), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Đình Tường (2006), „Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trước tác động của toàn cầu hóa“, Triết học, số 5. Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên, 2001), Một số vấn đề về lối sống đạo

đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Thích Minh Thành chuyển ngữ (2013), Đạo đức đa tôn giáo, tập 1, Nxb. Phương Đông, TP. HCM.

Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.

Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

Viện Triết học (1986), Những vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng

Việt Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1995), Đạo đức học Phật giáo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Hammalawa Saddhatissa, Thích Thiện Chánh dịch (2017), Đạo đức học Phật giáo, Nxb. Hồng Đức.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY NCS ĐĐ Thích Huệ Đạo (Trang 29 - 36)