29phân lo ạ i – khu v ự c phía Nam hay không, Công ty g ử i v ă n b ả n h ỏ i tr ự c ti ế p đế n

Một phần của tài liệu BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VƯỚNG MẮC SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP TOÀN QUỐC NĂM 2014 (Trang 29 - 31)

Chi nhánh Phân tích phân loại – khu vực phía Nam hoặc Tổng cục Hải quan để có trả lời về vấn đề này.

Trong trường hợp hàng xuất nhập khẩu của Công ty thuộc phạm vi tiếp nhận phân tích phân loại của Trung tâm Phân tích phân loại, nhưng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục yêu cầu gửi giám định tại cơ quan, tổ chức giám định không thuộc Tổng cục Hải quan thì đề nghị Doanh nghiệp phản ánh từng trường hợp cụ thể để

Tổng cục Hải quan chấn chỉnh.

Câu 38. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)

Tờ khai xuất khẩu bị phân luồng đỏ

Từ 15/9/2013 đến nay, ngày nào doanh nghiệp cũng có ít nhất 01 tờ khai xuất khẩu phân luồng đỏ. Doanh nghiệp có hỏi với lý do gì mà doanh nghiệp bị phần luồng đỏ nhiều như vậy thì cơ quan Hải quan báo doanh nghiệp đã bị đưa vào diện cảnh báo rủi ro cao hơn trước đây, trong khi đó hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa từng làm gì sai và bị phạt vi phạm ở cấp Cục, cũng không nợ thuế quá hạn. Vì vậy doanh nghiệp nhận thấy việc này là bất thường.

Đề nghị doanh nghiệp có bị đưa vào diện quản lý rủi ro cao hơn thì chúng tôi đề xuất chỉ cho doanh nghiệp biết bị lỗi gì để chúng tôi khắc phục.

Trả lời

Qua kiểm tra, rà soát thông tin trên hệ thống, từ ngày 01/9/2014 tới 30/11/2014, trên hệ thống có 169 tờ khai xuất khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, trong đó 08 tờ khai được phân luồng đỏ. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất khẩu của Công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 1a Điều 15, 28, 29, 30 của Luật Hải quan.

Đối với các tờ khai thuộc loại hình hàng xuất khẩu nhưng bị trả lại, việc phân luồng kiểm tra ngoài quy định tại các điều khoản nêu trên, các tờ khai đó còn được

điều chỉnh theo quy định tại Điều 55 và khoản 3 Điều 120 Thông tư 128/2013/TT- BTC, Điều 48 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 và Điều 28 Thông tư

22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Câu 39. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Theo ý kiến của doanh nghiệp khi đoàn kiểm tra sau thông quan đến doanh nghiệp kiểm tra chứng từ sổ sách, nguyên phụ liệu tồn kho, … thì chắc chắn sẽ phát sinh vấn đề (chênh lệch định mức, thanh khoản nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công chế biến không phù hợp, ….). Khoảng 90% doanh nghiệp bị truy thu ấn định thuế, phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong thực tế thì doanh nghiệp không hề có ý gian lận nhưng phải chấp nhận.

Trong thời gian gần đây kể từ khi áp dụng khai hải quan trên hệ thống VNACCS những doanh nghiệp sau khi bị kiểm tra sau thông quan thì phải nhận

30

hậu quả nặng nề như:

1. Nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu thì không được ân hạn thuế 275 ngày thời gian trừng phạt trong vòng 2 năm kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra sau thông quan, (phải nộp thuế ngay hoặc nhờ ngân hàng bảo lãnh thuế phát sinh rất nhiều chi phí (phí bảo lãnh vài tỷ đồng/ năm) trong khi hiện tại việc kinh doanh thì cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt)

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hầu như bị kiểm hóa (luồng đỏ) 10 lô/08 lô, trong khi đó những mặt hàng doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu là những mặt hàng là nguyên liệu bình thường cứ nhập đi nhập lại năm này qua năm kia mà vẫn bị luồng đỏ (kiểm hóa), thì sau khi doanh nghiệp vi phạm kiểm tra sau thông quan thì có bộ phận ngoài Tổng Cục sẽ nhập vào hệ thống quản lý, cứ thế là doanh nghiệp phải chịu không biết kêu ởđâu.

Nếu tất cả doanh nghiệp đều bị kiểm tra sau thông quan và hậu quả là không được ân hạn thuế, hàng hóa xuất nhập khẩu thì bị kiểm hóa gần như toàn bộ thì thủ tục hải quan quay về quá khứ cách đây 10 năm.

Bộ Tài chính; Tổng cục Hải quan xem xét lại quy định và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đã bị phạt tiền thì không nên áp vào doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật dẫn đến hậu quả sau thông quan quá nặng nề.

Trả lời

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các Biên bản làm việc giữa Đoàn kiểm tra và doanh nghiệp, hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, thực tế nguyên phụ liệu nhập khẩu tồn tại doanh nghiệp,... cơ quan Hải quan lập bản Kết luận kiểm tra sau thông quan và đề xuất ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có). Kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra sau thông quan cập nhật kết quả kiểm tra sau thông quan trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành theo quy định.

- Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đểđược áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, được quy định tại:

+ Khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 quy định về thủ

tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Quyết định số 159/QĐ-TCHQ ngày 07/8/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Bộ chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo

(Mục IV. Chỉ số tiêu chí đánh giá điều kiện doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tưđể sản xuất hàng hóa xuất khẩu).

31- Việc phân luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi

Một phần của tài liệu BẢNG TỔNG HỢP NỘI DUNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VƯỚNG MẮC SAU HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP TOÀN QUỐC NĂM 2014 (Trang 29 - 31)