5. Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty CocaCola VN:
5.1 Chiến lược phát triển môi trường bền vững của Coca Cola:
Chiến lược phát triển bền vững của COCA-COLA bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị, được thực hiện thông qua bốn chương trình trọng tâm:
1. Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường.
2. Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì. 3. Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng.
4. Hệ thống quản lý môi trường.
Với sự hỗ trợ của những chương trình này, COCA-COLA đã nỗ lực loại bỏ những rủi ro, nhằm đạt được sự đồng thuận của các cổ đông và gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu của COCA-COLA là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được.
Những nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của COCA-COLA là sự linh động, sự phát triển và chất lượng. Chiến lược môi trường của công ty có
thực tế là các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dự án phát triển toàn cầu. COCA-COLA nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác để trao đổi các vấn đề toàn cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí thải CO2. COCA-COLA tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội công nghiệp và những tổ chức toàn cầu. Đồng thời, COCA-COLA cũng đang nỗ lực để giảm sự tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những nguồn năng lượng phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc tăng cường cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường.
Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất lượng sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây chuyền sản xuất và chất lượng của công việc tiến hành trong giai đoạn sản xuất.
Thông qua hệ thống quản lý môi trường: Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn bằng chương trình quản lý môi trường để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát môi trường. Hệ thống quản lý môi trường sẽ đáp ứng được những quy định của ISO 14001, hoặc những tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được chỉ dẫn trong Hệ thống quản lý
Việc thu hồi các vật liệu vào cuối giai đoạn sau bán hàng để tái sản xuất cũng phải đảm bảo xử lý an toàn các chất gây hại cho con người và môi trường.
Trọng tâm của chương trình này là:
− Tái sản xuất lại những phế liệu phế phẩm đã qua sử dụng; − Giám sát và so sánh các hệ thống tái sản xuất với nhau;
lại hiệu quả sinh thái cho vòng đời sản phẩm và tiếp tục nghiên cứu giải pháp thay thế.
Việc tiêu thụ năng lượng và tái sản xuất sản phẩm ở giai đoạn cuối của chu kì sống của sản phẩm là một trong số những phương diện môi trường quan trọng nhất. Mối quan tâm toàn cầu về khí thải CO2 từ quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu cơ đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tại những giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm kể cả giai đoạn sử dụng sản phẩm. Lượng CO2 thải ra trong quá trình vận tải và logistics cũng đang là một mối quan tâm lớn vì những tác động của nó đối với khí hậu. Vì vậy, COCA-COLA đang làm việc cùng với những nhà cung cấp dịch vụ logistics của mình với mục tiêu thiết lập các dữ liệu đáng tin cậy về khí thải CO2 có liên quan đến logistics..
Các mục tiêu của cần đạt được:
- Phù hợp với các quy định về môi trường về hiện tại và trong tương lai; như giới hạn trong việc sử dụng các chất và nhu cầu tái sản xuất.
- Sự phù hợp giữa hoạt động của các nhà cung ứng của COCA-COLA với các tiêu chuẩn môi trường mà COCA-COLA đã đề ra.
- Quản lý chặt chẽ việc thu hồi các sản phẩm của COCA-COLA ở giai đoạn cuối sản phẩm.
- Thông tin sản phẩm: COCA-COLA đã đưa ra những thông tin về sinh thái vào trong các sản phẩm di động mới nhất của mình như: thông tin về việc tiêu thụ năng lượng, sử dụng nguyên liệu, đóng gói và tái sản xuất.