Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp ước lượng kênh và triệt nhiễu sử dụng mô hình kênh SCM-LOS trong hệ thống MIMO-OFDM (Trang 29 - 32)

- Mô hình kênh được sử dụng là mô hình SCM trong tầm nhìn thẳng. Thực tế, tín hiệu truyền trên kênh truyền theo nhiều đường khác nhau và vì thế chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường. Do vậy, những thuật toán trên cần được áp dụng vào mô hình kênh SCM-NLOS để đánh giá hoạt động của hệ thống và so sánh với chất lượng tín hiệu truyền trong tầm nhìn thẳng.

- Vấn đề phân chia công suất trong phương pháp SIC có ảnh hưởng quan trọng đến thiết kế hệ thống, phương pháp này cần có thể được triển khai trên hệ thống MIMO-NOMA, là kỹ thuật đang được nghiên cứu hàng đầu cho mạng 5G.

- Trong các hệ thống NOMA không sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM mà đang nghiên cứu các phương pháp triệt nhiễu khác nên có thế áp dụng phương pháp SIC vì các tín hiệu lúc này không còn trực giao, không còn chuỗi bảo vệ.

30

KẾT LUẬN

Qua những kết quả và đánh giá trên, đồ án đã so sánh được hiệu quả của các thuật toán nội suy ứng dụng vào quá trình ước lượng kênh, đánh giá hiệu quả của thuật toán triệt nhiễu trong mô hình kênh SCM vào việc tăng dung lượng kênh truyền. Đây là một trong những kỹ thuật giúp cải thiện hiệu quả hệ thống trong các hệ thống OFDM và những nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các phương pháp trên có ý nghĩa đối trong quá trình nghiên cứu xây dựng các hệ thống truyền dẫn sử dụng kỹ thuật OFDM trong thực tế, đặc biệt là trong quá trình xử lí nhiễu và tối ưu dung lượng hệ thống, từ đó tăng tốc độ truyền dữ liệu. Ngoài ra, các kết quả trên này cũng là tiền đề cho việc áp dụng các thuật toán với các hệ thống MIMO sử dụng nhiều hơn 2 anten mà một trong những kỹ thuật hàng đầu hiện nay là Massive MIMO, là cơ sở cho quá trình phân chia công suất truyền tải trên mỗi anten để tối đa dung lượng hệ thống bằng kỹ thuật triệt nhiễu. Các thuật toán nội suy không chỉ dừng lại ở các hệ thống 4G với tần số GHz mà có thể mở rộng để ước lượng kênh trong các hệ thống mmWave, nơi mà tín hiệu chịu ảnh hưởng mạnh của môi trường do truyền với tần số cực cao.

Ngoài những kiến thức quan trọng về chuyên ngành mà em được tìm hiểu, chứng minh và mô phỏng đánh giá. Quá trình làm đồ án còn nâng cao kỹ năng lập trình, kỹ năng đọc và phân tích cũng như củng cố các kiến thức cơ sở ngành. Những kết quả đạt được là những kiến thức quan trọng mạng di động, giúp em từ đó mở rộng, triển khai thuật toán với các hệ thống phức tạp hơn, kết hợp các thuật toán trên các mô hình kênh khác, là nền tảng vững chắc cho việc thiết kế, xây dựng các hệ thống mạng thực tế sau này.

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] – Bach Tran, Nga Nguyen Thu, V. D. Nguyen, B. Jeon, “Influence of spatial correlation properties on coded MIMO-OFDM system performance based on SCM in Urban Microcell environment”.

[2] – Quoc Toan Tran, V. D. Nguyen, T. N. Nguyen, “Estimate the channel coefficient in the wide band and frequency selective MIMO-OFDM system”.

[3] – Van Duc Nguyen, V. Y. Vu, Q. K. Nguyen, “Radio Communication”.

[4] – Souvik Sen, N. Santhapuri, R. R. Choudhury, S. Nelakuditi, “Successive Interference Cancellation: Carving out MAC Layer Opportunities”.

[5] – Zhiyong Chen, Zhiguo Ding, X. Dai, R. Zhang, “A Mathematical Proof of the Superiority of NOMA Compared to Conventional OMA”, IEEE Transactions, Oct 2016. [6] – I. Szini, G. F. Pedersen, A. Tatomirescu, “On small terminal MIMO Antennas, Harmonizing Characteristic Modes with Ground Plane Geometry”, IEEE Transaction, Apr. 2015.

[7] – Ming Zeng, A. Yadav, O. A. Dobre, G. I. Tsiropoulos, H. V. Poor, “Capacity Comparison between MIMO-NOMA and MIMO-OMA with Multiple Users in a Cluster”, Jun. 2017.

[8] – Krishna Sankar, “MIMO with ZF SIC and optimal ordering”, dsplog.com, Nov. 2008.

[9] - Krishna Sankar, “MIMO with MMSE SIC and optimal ordering”, dsplog.com, Dec. 2008.

[10] – Dusan Matic, “Mathematical description of OFDM”, wirelesscommnication.com, Chapter 05: Analog and Digital transmission, Section: Multi-carrier Modulation.

[11] – Mathuranathan, “Stimulation of Symbol Error Rate Vs SNR performance curve for 64-QAM in AWGN”, www.gaussianwaves.com, Oct. 2012.

[12] – Zhiyong Chen, Zhiguo Ding, Xuchu Dai, Rui Zhang, “Mathematical Proof of the Superiority of NOMA Compare to Conventional OMA”, IEEE Transaction, Dec. 2016.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phương pháp ước lượng kênh và triệt nhiễu sử dụng mô hình kênh SCM-LOS trong hệ thống MIMO-OFDM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)