ms == 4.58539328 (mm) *Lập hàm trọng số phương vị cạnh DC:
2.4.4 Thiết kế phương án hoàn nguyên điểm.
1. Mục đích
- Do việc lập lưới có độ chính xác không cao do đó sai lệch tọa độ lớn (khu vực rộng 1-3m).
- Do công tác lập bản vẽ bố trí trong phòng đã sử dụng tọa độ thiết kế , do đó ta phải hoàn nguyên đưa các tâm cọc tạm thời trùng với vị trí có tọa độ thiết kế.
2. Phương pháp hoàn nguyên
- Cơ sở : Dựa vào tọa độ thực tế tính được và tọa độ thiết kế của chúng , bằng cách giải bài toán nghịch ta xác định được các yếu tố hoàn nguyên để tìm vị trí đúng của các điểm.
- Trình tự công tác hoàn nguyên điểm:
+ Từ tọa độ thực tế và tọa độ thiết kế, ta tính được các yếu tố hoàn nguyên. + Lập sơ đồ hoàn nguyên cho các điểm, trên đó ghi rõ góc định hướng của tất cả các hướng và các yếu tố hoàn nguyên về góc và chiều dài.
Việc hoàn nguyên được thực hiện như sau:
Tại điểm tạm thời A’ đặt máy kinh vĩ và ngắm chuẩn đến điểm D’. Từ hướng A’D’ đặt góc hoàn nguyên và đánh dấu hướng A’A, dọc theo hướng này dùng thước thép cuộn đặt đoạn hoàn nguyên SA. Như vậy trên thực địa ta đã xác định
được vị trí điểm A có tọa độ tương ứng với giá trị thiết kế. Bằng cách tương tự tiến hành hoàn nguyên tất cả các điểm của mạng lưới.
Các điểm của mạng lưới xây dựng sau khi hoàn nguyên xong cần phải được cố định bằng các mốc bê tông thay cho các mốc tạm thời. Vì các mốc này cũng là các mốc độ cao nên phải được chôn sâu từ 1,2-1,5m (có trường hợp chiều sâu mốc có thể lên tới 2-2,5m).Khi các điểm rơi vào vùng đào đắp thì có thể chôn cọc gỗ tạm thời dài 1-1,5m.
Để đặt cho tâm mốc bê tông trùng với tâm điểm hoàn nguyên thì trước khi đào hố chôn mốc, theo hai hướng vuông góc với nhau tại vùng tâm mốc người ta đóng 4 cọc cách tâm mốc khoảng 2-2,5m , để khi căng chỉ qua từng cặp thì giao của chúng là điểm tâm mốc.
Sau khi thay cọc gỗ bằng mốc bê tông ta đo kiểm tra lại một lần nữa.