Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 27 - 28)

- Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu.

Vì lớp ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform.

Nguyên Nhân

- Chất thải công nghiệp:

Làm thủng tầng Ozon, đặc biệt là các khí NO2,CO2… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng Ozone.

Ảnh hưởng này ngày càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, gia tăng mạnh mẽ quá trình sản xuất công nghiệp. Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng Ozon.

- Khí thải CFC:

Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thức ăn được lâu là nhờ trong hệ thống ống dẫn khí khéo kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (gas)

Freon là tên chung của những hợp chất CFC (cloflocabon) như CCl2F2, CCl3F,...

Nhờ có dung dịch này tủ lạnh mới làm lạnh được. Vì dung dịch Freon bay hơi thành thể khí -> bốc thẳng lên tầng Ozon trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó -> làm giảm nồng độ khí Ozon

- Khói do phóng tên lửa:

Có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Tên lửa dùng nguyên liệu rắn, thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu – nơi tồn tại tầng Ozon.

Tại đây: Clo + Oxi -> Clo Oxit

Bởi vì Clo Oxit là chất khí thuộc dạng Freon.

Vì vậy cũng tương tự như khí CFC ở tủ lạnh. Khí này bay lên phá vỡ cấu trúc của tầng Ozon, nguy cơ dẫn đến thủng tầng Ozon.

- Các vụ thử hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân thả chất khí: - Khói bụi từ các phương tiện giao thông:

- Từ tự nhiên:

+ Núi lửa phun giải phóng một lượng lớn HCl (Axit Clohidric)

+ Nước biển chứa 1 lượng lớn Clo. Nếu tích tụ ở tầng bình lưu gây thủng tầng Ozon

+ Cháy rừng xảy ra đã mang đến cho bầu khí quyển một lượng CO2 không hề nhỏ. Làm cho tình trạng thủng tầng Ozon nghiêm trọng hơn.

Biện Pháp

*Việc ngăn chặn sự suy thoái của tầng Ozone trong các tổ chức

- Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển…

- Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển.

- Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.

- Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozone, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozone là bảo vệ cuộc sống của chính họ.

*Việc ngăn chặn sự suy thoái của tầng Ozone của từng cá nhân

- Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

- Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. - Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

- Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

- Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

- Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. - Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

Một phần của tài liệu CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w