ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI PGD PHÚ XUÂN

Một phần của tài liệu CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP EXIMBANK – CHI NHÁNH QUẬN 7 – PGD PHÚ XUÂN (Trang 41 - 45)

TẠI PGD PHÚ XUÂN

3.1 Đánh giá

Môi trường hoạt động kinh doanh tại TT Nhà Bè – Huyện Nhà Bè

Địa bàn TT Nhà Bè – Huyện Nhà Bè là một địa bàn dân cư đông đúc mua bán nhộn nhịp đang phát triển mạnh và hết sức phức tạp tập trung rất nhiều thành phần dân cư cũng như các loại hình kinh tế đang hoạt động. Do vậy, đây được xem là một trong nhưng nguyên nhân khách quan dẫn tới rủi ro tín dụng đối với PGD Phú Xuân, khi mà những thành phần kinh tế cũng như dân cư phức tạp đó là khách hàng chính của chi nhánh. Công tác phân loại, đánh giá năng lực tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.

Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng

Các NHTM nói chung và PGD Phú Xuân nói riêng hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản. Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, CBTD cũng còn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp chưa chủ động tìm kiếm thông tin hay nói cách khác có tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng.

Cán bộ tín dụng

Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng tại PGD Phú Xuân chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù theo kết quả

SVTH: Lâm Hồng Thiện GVHD: Lê Hoàng Vinh khảo sát tất cả cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, tuy nhiên do độ tuổi của đa số cán bộ tín dụng còn khá trẻ, còn ít kinh nghiệm nên cần phải có thêm thời gian để đào tạo thêm, và đúc kết kinh nghiệm. Bên cạnh nguyên nhân trên, vẫn còn một số ít cán bộ chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Khách hàng khi cung cấp phương án của các khoản vay, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng, thuê chuyên gia đánh giá đòi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thông tin thông qua sách báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng Internet. Việc không có kiến thức chuyên môn về khách hàng hoặc lại khách hàng sai mà cán bộ tín dụng không biết từ đó có những quyết định sai lầm trong cho vay.

Thông tin tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt động đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập hiệu quả. Trong thời gian gần đây, PGD Phú Xuân trong một vài trường hợp trước khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thông tin do CIC cung cấp còn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời chất lượng thông tin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu.

Chính sách, quy trình xử lý cho vay

Trải qua nhiều lần chỉnh sửa và sửa đổi có thể nói mô hình tín dụng hiện nay của Eximbank khá hoàn thiện, nó đã thay đổi một cách căn bản cơ chế điều hành hoạt động tín dụng ngân hàng từ trước đến này. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là chức năng quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro được thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động quy trình tín dụng mới chưa thể phát huy hết tính hiệu quả, trong quâ trình thực hiện ngân hàng vẫn vấp phải những vướng mắc cần có sự thống nhất

dàng xảy ra nếu như quá trình cấp tín dụng vẫn tiến hàng theo cách thức vận dụng khá linh hoạt quy trình tín dụng như ngân hàng đã thực hiện trước đây.

Thời gian xử lý các khâu trong quy trình còn mất nhiều thời gian, đặc biệt là trong khâu thẩm định giá tài sản bảo đảm của khách hàng của bộ phận thẩm định còn chậm làm mất nhiều thời gian của khách hàng và CBTD, làm khách hàng cảm thấy không thuận tiện trong thủ tục.

Công tác quản lý rủi ro còn lỏng

Rủi ro tín dụng chủ yếu xảy ra nếu như công tác thẩm định không được thực hiện tốt và việc theo dõi nợ không được tốt do một số yêu tố khách quan và chủ quan như:

 Công tác quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, chưa có bộ phận quản lý rủi ro riêng cho chi nhánh;

 Năng lực thẩm định của cán bộ thẩm định;

 Nguyên chủ quan đến từ khách hàng, đặc biệt là việc khách hàng kinh doanh thua lỗ vì kinh tế đang gặp khó khan, hay gặp chuyện bất thường;

 Do áp lực chỉ tiêu dư nợ nên dẫn đến công việc thẩm định trở nên sơ sài, buôn lỏng kiểm tra;

 Đạo đức cá nhân không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích.

3.2. Đề xuất

Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

Chính sách tín dụng phải rõ ràng, linh hoạt và phù hợp với từng khách hàng, mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Chính sách tín dụng của PGD cần phải xác định cơ cấu tín dụng hợp lý thể hiện ở tỷ trọng tín dụng cho từng thành phần kinh tế, từng ngành nghề, tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuyệt đối không được làm trái chính sách của cấp trên để tránh gây nợ xấu cho ngân hàng.

Về chính sách đối với tài sản đảm bảo

SVTH: Lâm Hồng Thiện GVHD: Lê Hoàng Vinh Tài sản đảm bảo là nguồn thu hút cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cân khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại trên thị trường và qua trung tâm đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý , năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay.Vì nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể thiếu tính chính xác, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp và áp dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước để nắm bắt tính xác thực của thông tin.

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những thẩm định và phân tích tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng, nếu làm tốt khâu này sẽ hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu suất cao nhất, ít tổn thất nhất.

tín dụng của khách hàng với ngân hàng…

Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/ dự án, các tài sản bảo đảm… nhằm đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

Tăng cường vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro nên thực hiện một số biện pháp sau:

 Tăng cường những cán bộ trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. Tiêu chuẩn cho những người làm công tác kiểm soát nội bộ là: có phẩm chất trung thực , ý thức chấp hành pháp luật về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng thu thập , phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, có kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác kiểm soát nội bộ;

 Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra;

 Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát;

 Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát;

 Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra;

 Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi việc này sẽ có tác dụng đến phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP EXIMBANK – CHI NHÁNH QUẬN 7 – PGD PHÚ XUÂN (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w