LƯỢT PHẢN HỒI (CNXH)

Một phần của tài liệu Tranh biện Độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối TK 19 đầu TK 20 gắn liền với CNXH hay CNTB (Trang 25 - 27)

1. Về kinh tế

LƯỢT PHẢN HỒI (CNXH)

(CNXH)

Tôi xin đại diện đội phản đối tổng hợp lại luận điểm của đội mình như sau. Chúng tôi xin khẳng định lại chắc chắn rằng độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Thứ 1: Về cơ sở lý luận, tiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu, Việt Nam đáp ứng được điều kiện cần và đủ để nhảy vọt và nhảy vọt là tất yếu lịch sử của Việt Nam. Sự lựa chọn của chủ tịch HCM đã đưa đất nước ta theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cũng chính là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử dân tộc Việt Nam. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chính là con đường rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Thứ 2, về cơ sở thực tiễn, trên Thế giới mặc dù tư bản chủ nghĩa đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại nhưng lại gây ra những mâu thuẫn nội tại không thể giải quyết. Trong lúc đó thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 nga đã mở ra thời đại mới, thời đại quá độ

lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra tính tất yếu đã tạo điều kiện để Việt Nam đi lên CNXH, nhảy vọt lên hình thức mới mà không phải thông qua tư bản chủ nghĩa

Ở Việt Nam, đã vạch trần bản chất của thực dân chính là khai thác kinh tế, áp bức bóc lột. Còn chiêu bài khai hóa chỉ là bình phong để chúng thực hiện mục đích của mình Thứ 3, Chủ nghĩa xã hội đề cao tính cộng đồng, Chủ nghĩa xã hội phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc Việt và xu thế phát triển của thời đại. Từ truyền thống dân tộc cùng những ưu điểm của xã hội đề cao tính cộng đồng thì con đường đi đến chủ nghĩa xã hội là phù hợp và đúng đắn đối với dân tộc Việt Nam ta

Thứ 4, sự sụp đổ của Liên Xô chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ về lý luận chủ nghĩa xã hội. Mô hình đó đã bị lỗi thời, bị bóp méo bởi chính những người mang danh chủ nghĩa xã hội lẫn thế lực thù địch trong và ngoài liên xô. Và nhờ sự sụp đổ này đã dẫn đến sự cải cách với những minh chứng rõ ràng nhất là trung quốc: Chủ nghĩa xã hội đặc sắc, lý thuyết mèo vàng mèo đen.

Như vậy bằng tất cả những luận điểm nêu trên đã đưa chúng tôi đi đến kết luận rằng, Độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20 phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội

(CNTB)

Ở phần kết luận này, chúng tôi xin khẳng định một lần nữa rằng độc lập dân tộc của VN cuối thế kỉ 19, đầu thế kỷ 20 không thể gắn với CNXH mà phải gắn với CNTB

Thứ nhất, về cơ sở lý luận, nếu VN muốn tiến lên hình thái XH cao nhất thì phải theo đúng trình tự phát triển của các hình thái XH, vì vậy điều bắt buộc là phải trải qua TBCN. CNTB đem lại 1 XH phát triển vượt bậc so với xã hội phong kiến, đem lại thành tựu to lớn cả về kinh tế chính trị XH và VH.

Về CSTT CNTB cũng đem lại những lợi ích thiết thực cho VN giai đoạn... CN hiện đại phát triển, nhiều vùng đất được khai hoang mở rộng, nhiều ngành CN thương nghiệp mới ra đời, hàng trăm hàng nghìn công trình hiện đại được xdung và có giá trị to lớn.

Hơn nữa CNTB đề cao CN cá nhân, nhấn mạnh rằng giữa người với người bình đẳng về nhân cách, điều này không phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi người, Chủ nghĩa cá nhân đặt quyền lợi và hạnh phúc của con người lên trên hết, khuyến khích sự sáng tạo đổi mới, đem lại sự thay đổi cần thiết cho sự phát triển của đất nước.

Sự sụp đổ của Liên Xô cũng minh chứng cho việc bỏ qua CNTB, VN sẽ không thể tiến lên một XH nào tiên tiến hơn. Nếu nói TQ thành công với XHCN, tuy nhiên đây là mô hình được Đảng CSTQ cải cách và có nhiều yếu tố thay đổi để phù hợp với đất nước đó, liệu bản chất của XHCN ở TQ có còn nguyên vẹn. Điều này lại càng khẳng định CNTB đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các quốc gia nói chung và VN nói riêng. Đặc biệt sự phát triển và độc lập dân tộc ở VN giai đoạn… chắc hẳn không thể thiếu TBCN.

Như vậy, bằng tất cả những điều chúng tôi đã minh chứng ở trên, chúng tôi cho rằng Độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỷ 20 không nhất thiết phải gắn liền với CNXH mà chúng ta có thể nghĩ đến con đường mới nên đi theo chính là CNTB.

Một phần của tài liệu Tranh biện Độc lập dân tộc ở Việt Nam cuối TK 19 đầu TK 20 gắn liền với CNXH hay CNTB (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w