It was Mary whom D It was Mary whose

Một phần của tài liệu BẪY THƯỜNG gặp TRONG đề THI TIẾNG ANH (Trang 38 - 39)

D. It was Mary whose

Mới đầu thầy không định đưa câu này lên đây nhưng khi cho các em học sinh làm bài, cứ hể gặp câu này là 10 em thì hết 9 em làm sai ! cho nên cuối cùng thầy quyết định đưa lên đây để các em biết cái bẫy nằm ở đâu để mà tránh.

Đa số các em đều lí luận "trơn tru" như vầy:

Nhìn thoáng qua thấy đầu câu có it giữa câu có that thì biết ngay là câu chẻ nên loại câu A , câu C loại vì whom đứng kế động từ , D loại vì phía sau whose không có danh từ. Cuối cùng còn lại B => đúng công thúc câu chẻ : it ....that ... luôn !

Đúng là lí luận của một người đã học qua câu chẻ, và còn rành về đại từ quan hệ nữa mới "ghê" chứ !

Cuối cùng cái "lí luận" của đa số này trật lất hết, còn số ít làm đúng câu tưởng đâu "dân xịn" hóa ra là những em chẳng nhớ gì về câu chẻ cả mà chỉ lí luận là : thấy động

từgave chưa có chủ từ nên chọn Mary ( câu A) làm chủ từ cho nó.

Không biết dùng cụm từ " chó ngáp phải ruồi" hay " hay không bằn hên" để ám chỉ trường hợp này nhưng có một điều rõ ràng là: nắm kiến thức nhưng không đến nơi đến chốn, lại "khinh địch" thì chết như chơi.

Vậy cuối cùng cái "bẫy" nằm chỗ nào? ngay chừ THAT đấy thôi. That có nhiều cách dùng, ngay từ lớp 6 các em đã được học về chữ này với nghĩa " kia", "đó"

That is my hat ( kia là cái nón của tôi) => không có danh từ phía sau That hat is mine ( cái nón đó là của tôi) => có danh từ phía sau

Trong bài này, that picture book = quyển sách có hình kia

Vậy là đã rõ, that trong đây không liên quan gì đến câu chẻ cả, câu đề cho rất, rất bình thường : động từ gave thiếu chủ từ nên chọn Mary làm chủ từ cho nó, vậy thôi. ( đáp

án A )

Kinh nhiệm cần nhớ:

Khi học cái gì cũng nên học đến nơi đến chốn, khi làm bài coi chừng những cái bẫy rất đơn sơ nhưng nguy hiểm do cứ nghĩ nó là cái gì đó cao siêu.

53 )

Một phần của tài liệu BẪY THƯỜNG gặp TRONG đề THI TIẾNG ANH (Trang 38 - 39)