Các bài tập xử lý trên File

Một phần của tài liệu Bài tập kỹ thuật lập trình dễ hiểu (Trang 31 - 36)

Bài 1.

Đọc dữ liệu có trong file data1.txt với nội dung như sau:

- Dòng đầu tiên ghi số n là số lượng phần tử của mảng một chiều - Dòng thứ 2 chứa n số, mỗi số cách nhau 1 khoảng trắng là giá trị của các phần tử có trong mảng.

Ví dụ file data1.txt có nội dung như sau:

6

2 4 7 11 12 13

Tìm tất cả các số nguyên tố có trong mảng. Kết quả tìm được sau đó ghi ra file

ketqua1.txt. Nội dung file ketqua1.txt như sau:

- Dòng đầu tiên: số lượng các số nguyên tố tìm được (nếu không tìm được số lượng là 0).

- Dòng thứ 2: Các số nguyên tố vừa tìm được. Ví dụ file ketqua1.txt có nội dung như sau:

4

2 7 11 13

Bài 2.

Đọc dữ liệu có trong file data2.txt với nội dung như sau:

- Dòng đầu tiên ghi số n là số lượng phần tử của mảng một chiều. - Dòng thứ 2 chứa n số, mỗi số cách nhau 1 khoảng trắng là giá trị của các phần tử có trong mảng.

Ví dụ file data2.txt có nội dung như sau:

2 20 70 11 30 25

Tìm vị trí của phần tử lớn nhất và vị trí của phần tử lớn nhì có trong mảng. Kết quả tìm được ghi ra file ketqua2.txt. Nội dung file ketqua2.txt như sau:

- Dòng đầu tiên: vị trí max1 và giá trị của phần tử max1

- Dòng thứ 2: vị trí max2 và giá trị của phần tử max2 Ví dụ file

ketqua2.txt có nội dung như sau:

3 70 5 30

Bài 3.

Đọc dữ liệu có trong file data3.txt với nội dung như sau:

- Dòng đầu tiên: cho biết n là số lượng phần tử của mảng một chiều - Dòng thứ 2: cho biết số x

- Dòng thứ 3: chứa n số, mỗi số cách nhau 1 khoảng trắng là giá trị của các phần tử có trong mảng.

Ví dụ file data3.txt có nội dung như sau:

6

70 33 70 70 11 70 25

Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:

1) Tìm vị trí xuất hiện của x đầu tiên có trong mảng.

2) Tìm vị trí xuất hiện của x cuối cùng có trong mảng.

3) Lưu lại các vị trí xuất hiện của x trong mảng vào file ketqua3.txt 4) Lưu lại vị trí của các phần tử chẳn/lẻ có trong mảng vào file ketqua4.txt

Một phần của tài liệu Bài tập kỹ thuật lập trình dễ hiểu (Trang 31 - 36)

w