VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN HIỆN NAY.
2.1. Sự cần thiết của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vàoviệc giáo dục đạo đức sinh viên hiện nay. việc giáo dục đạo đức sinh viên hiện nay.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, trước những ảnh hưởng ngày càng to lớn của nền kinh tế thị trường và xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có không ít những tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ thanh niên như đã nêu ở trên. Vì vậy, hiện nay những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết Từ lý luận và thực tiễn cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thấy cô đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác, những gương “người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã phát hiện để mọi người học tập noi theo. Một trăm bài diễn văn hay không bằng tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lênin, đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Đó cũng là điều chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh - một tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời của một cuộc đời trọn vẹn. Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Phân tích việc xây dựng đạo đức ở trong gia đình mỗi sinh viên Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là tế bào của xã hội. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” Gia đình không những là môi trường đầu tiên mà còn là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người. Nói cách khác, gia đình là môi trường không thể thiếu và cũng không thể thay thế được đối với sự phát triển của mỗi con người. Bởi, “gia đình là trường học đầu tiên” trước khi con người đến với trường đời. Ai cũng biết, ngay từ đầu, sự phát triển của mỗi chúng ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đạo đức gia đình, của “nếp nhà”, của “gia phong”. Cho nên, gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất trong giáo dục đạo đức. Bởi giáo dục gia đình là nền tảng có tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của cá nhân và cả cộng đồng. Điều đó đã lý giải vì sao Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, phát triển con người. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và bền vững của gia đình. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng, điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Trên thực tế, nhiều gia đình không những vẫn giữ gìn được nền nếp gia phong, làm tốt chức năng giáo dục con cái mà còn biết phát huy tính chủ động của các thành viên trong việc phát triển kinh tế, góp phần vào sự phồn vinh của xã hội. Những gia đình như vậy thực sự là những tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc cho con người. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, đang có những biểu hiện của sự sút kém, đặc biệt là “sự sút kém vai trò và hiệu quả của giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà gia đình không ngăn chặn được ngay từ đầu”. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng gia đình văn hóa luôn gắn liền với tăng cường trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc, để mỗi con người được lớn lên trong tình cảm, trong sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Làm được như vậy, gia đình trở thành nơi có đủ sức mạnh đề kháng, chống lại mọi sự ô nhiễm từ bên ngoài, ngăn chặn mọi tiêu cực từ phía xã hội, giúp con người có khả năng phát triển tốt hơn. Đây không chỉ là biện pháp quan trọng để củng cố và phát triển gia đình, để gia đình thực sự trở thành “hạt nhân của xã hội” mà đây còn là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Phân tích việc xây dựng đạo đức ở trong trường học ( có thể xuyên suốt từ gốc rễ cơ bản – mẫu giáo, cấp 1 – nơi hình thành nên tư tưởng, đạo đức đầu đời cho mỗi con người ) đến cấp bậc đại học Bên cạnh xây dựng đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong nhà trường không chỉ là sự tiếp tục của giáo dục gia đình mà còn là môi trường đào tạo cho con người có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhằm phát triển toàn diện con người. Giáo dục đạo đức trong nhà trường nhà trường là giáo dục có bài bản, có hệ thống và kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác. Cho nên, xây dựng đạo đức trong nhà trường có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành ý thức và nhân cách đạo đức. Để đảm bảo hiệu quả cho công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên với bản thân, gia đình, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước. Phải coi đạo đức học là một ngành khoa học thực sự và không thể thiếu trong chương trình giáo dục và đào tạo. Trước đây, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng mong muốn: “Đạo đức học cần phải trở nên một ngành khoa học xã hội mà những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa. Nó cũng phải trở thành một môn khoa học không thể thiếu được trong các trường đại học và giáo dục
phổ thông” Cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang diễn ra trong các trường học là một bộ phận của phong trào thi đua Hai Tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cuộc vận động này đã lấy những điều đạo đức mà Hồ Chủ tịch đã căn dặn làm nội dung, đồng thời cũng lấy những lời dạy của Người về công tác giáo dục đạo đức làm phương châm. Tinh thần của phương châm giáo dục đạo đức là: tôn trọng nhân cách học sinh thông qua thuyết phục và hoạt động, thống nhất các tác động giáo dục nhằm tạo ra mội trường thuận lợi cho sự phát triển đạo đức mới. Đó cũng là những điểm mà chúng ta thấy rất rõ qua những lời khuyên của Hồ Chủ tịch về việc dạy dỗ con em. Hơn nữa, Người còn quan tâm đến các hình thức hoạt động thích hợp với lứa tuổi. Đối với việc giáo dục thiếu niên.