Trình tự biện pháp thi công hạng mục T1-T2 cầu Rạch Bần

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập, TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠNG MỤC TRỤ T1 T2 CÔNG TRÌNH CẦU RẠCH BẦN (Trang 25 - 34)

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠNG MỤC TRỤ T1-T2 CÔNG TRÌNH CẦU

2. Trình tự biện pháp thi công hạng mục T1-T2 cầu Rạch Bần

2.1 Công tác chuẩn bị

 Nhà thầu tiến hành làm đường công vụ, cầu tạm, bến bãi mặt bằng

Đường công vụ được bố trí sát mép ranh giải phóng mặt bàng, trong trường hớp

phải bố trai ngoài ranh giải phóng mặt bằng thì được tính vào khối lượng giải phóng mặt bằng tạm thi công

+ Cao độ thiết kế đường công vụ: Mực nước thiết kế đường công vụ là mực nước thi công. Cao độ thiết kế đường công vụ cao hơn mực nước thiết kế 50cm.

+ Đường công vụ được thiết kế như sau:

 Bình đồ: Tuyến đường công vụ song song với tuyến chính, nằm về phía bên trái tuyến chính. Điểm cuối đường công vụ kết nối với với QL60 hiện hữu.

 Trắc dọc: Trắc dọc đường công vụ được thiết kế đảm bảo theo tần suất tích lũy mực nước giờ H10%=1,25 (trạm Cổ Chiên), cao độ đường đỏ trung bình là 1,75m.

 Trắc ngang: Đường công vụ rộng Bn=Bm=3.5m. Dọc theo đường công vụ, cứ 200m bố trí 1 vị trí tránh xe rộng 7.0m để đảm bảo xe máy đi lại trên cả 2 chiều.

 Nền đường: Đắp bằng cát hạt nhỏ K95, trước khi đắp được vét hữu cơ và rải 1 lớp vải địa kỹ thuật R12kN/m ngăn cách và bọc mái taluy.

 Mặt đường: Mặt đường CPĐD loại I dày 15cm. Cầu tạm

+ Sơ đồ cầu: Cầu 3 nhịp L=3x12m.

+ Bề rộng cầu: theo định hình khung bailey 1 làn xe. + Kết cấu:

 Đóng cọc ván Larsen làm khung vây, đổ cát trong lòng mố sau khi đóng cừ tràm 25 cây/m2 gia cường bên dưới, đổ bê tông tạo phẳng tại gối.  Dầm chủ sử dụng dầm I500 dài 12m, liên kết bằng các dầm ngang U200mm;  Bản mặt cầu bằng thép dày 10mm đặt trên dầm dọc I500;

 Vệt xe chạy bằng băng lăn thép tạo nhám 3kg/m dày 10mm;

 Bố trí công trình chính, lán trại, tập trung thiết bị, bãi tập kết vật liệu.

+ Tổ đo đạc thi công trắc địa định vị tuyến công trình, trang bị đày đủ các thiết bị,dụng cụ khảo sát thiết kế cho công trình.

+ Tiến hành đào san lấp mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập kết máy móc thiết bị, vật liệu

hợp khảo sát thực địa tuyến và các khu vực lân cận. Nhà thầu thấy rằng công tác vận chuyển, vật liệu đất đá thải sau khi thi công nền đào là rất quan trọng, nhằm giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi trường.

 Căn cứ vào vị trí cọc đã xác định trên bản vẽ (hoặc chỉ dẫn từ đơn vị tư vấn ), đo đạc xác định vị trí của sàn đạo

 Dùng cầu đứng trên hệ nổi kết hợp với búa rung để đóng các tổ hợp sắt I400 để làm sàn đạo

 Sau khi đóng xong sàn đạo, tiếp tục đo để xác định vị trí cọc trên sàn đạo.

2.2 Thi công đóng cọc trên sàn đạo

 Đóng cọc thử BTCT DƯL D600.

+ Đặt đúc cọc thử: Trước khi thi công Nhà thầu tiến hành đặt nhà sản xuất đúc cọc thử theo đúng thiết kế và trình tư vấn giám sát phê duyệt.

+ Đóng cọc thử : xác định vị trí cọc => lắp dựng giá búa và quả búa => vận chuyển cọc đến vị trí lắp đoạn cọc ấn mũi cọc xuống bằng trọng lượng của quả búa => đưa đoạn cọc thứ hai vào vị trí, tiến hành nối cọc, khới động búa đóng cọc xuống, các đoạn cọc tiếp theo làm biện pháp tương tự => theo dõi độ chối, khi độ chối đạt yêu cầu, kết túc đóng cọc => sau 7 ngày tiến hành đóng cọc để kiểm tra lại độ chối => quyết định cao độ cọc đại trà

 Dùng sơn xịt hoặc phấn đánh dấu trên thân cọc: cứ mỗi 1m trên toàn thân cọc và 10cm cho mét cọc cuối.

 Sử dụng cẩu đóng cọc cẩu cọc vào đúng vị trí quy định, hàn gông để giữ cọc.

 Sử dụng máy toàn đạc căn chỉnh cọc vuông góc với mặt phẳng đóng, cọc không được nghiêng ngả, xe đóng cọc kéo quả búa lên, dựa vào cọc. Di chuyển giá đóng hoặc căn chỉnh sao cho tim cọc trùng với tim định vị trên mặt bằng.

 Sau khi hoàn thành đoạn mũi, xe đóng cọc cẩu tiếp đoạn cọc đầu lên giá cọc.

 Sau khi hàn nối xong tiếp tục công tác đóng đoạn cọc đầu. Nếu cọc được chia thành nhiều đoạn, công tác tiếp theo cũng tương tự cho đến khi hoàn thành công việc. Trong quá trình đóng cọc, chú ý thường xuyên kiểm tra độ chối để báo cho các đơn vị có liên quan.

 Sau khi có kết quả cọc thử tiến hành đóng các cọc đại trà đến cao độ thiết kế. + Trình tự đóng cọc đại trà: Xác định vị trí của cọc đại trà => di dời thiết bị

bằng trọng lượng quả búa => đưa đoạn cọc thứ hai vào vị trí, tiến hành nối cọc, khởi động búa đóng cọc xuống, các đoạn cọc tiếp theo làm biện pháp tương tự => kiểm tra nghiệm thu cọc.

2.3 Thi công vòng vây cọc ván thép, thi công bê tông bịt đáy

 Định vị tim hố móng, các điểm khống chế khung vây.

 Đóng cọc định vị hệ vòng vây cọc ván thép bằng bằng b.úa rung trên trên hệ nổi

 Dùng búa rung trên hệ nổi đóng cọc ván thép Larsel IV

 Quy trình thi công ép cọc ván thép Larsen IV: + Bước 1: Đặt đế vào vị trí ép đầu tiên và chất tải

+ Bước 2: Đặt máy vào đế, cẩu cừ cho vào đầu kẹp và tiến hành ép cây cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định;

+ Bước 3: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2;

+ Bước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc;

+ Bước 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên; + Bước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trước

+ Bước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đặt máy xuống cọc cừ từ từ;

+ Bước 8: Tiếp tục ép cây cừ xuống theo chiều sâu quy định; + Bước 9: Ép các cây cừ khác tương tự.

 Đào hố móng bằng xói hút tới cao độ thiết kế.

 Đổ bê tông bịt đáy 20Mpa dày 1.0 m bằng phương pháp đổ bê tông trong nước.

 Hút khô hố móng, trong qúa trình hút nước hố móng đến cao độ hệ khung chống phảI tiến hành lắp dựng hệ văng chống mới tiếp tục hút nước hố móng.

 Vệ sinh hố móng và đập đầu cọc, đổ bê tông neo đầu cọc. + Huy động vật tư thiết bị phục vụ thi công đập đầu cọc;

+ Đo đạc đánh dấu vị trí cắt cọc khoan nhồi bằng máy cắt bê tông. Vị trí cắt cọc cách cao độ đáy bệ 150mm;

+ Sử dụng máy đục bê tông, đục cốt thép chủ tách ra khỏi đầu cọc, đục theo phương ngang tại vị trí cắt cọc;

+ Sử dụng cần cẩu, cẩu bê tông đầu cọc ra khỏi bệ móng; + Chỉnh sửa lại cốt thép chủ và cuốn cốt thép đai đầu cọc; + Vệ sinh lại đáy bệ.

+ Tập kết vật liệu, ván khuôn chuẩn bị công tác tiếp theo

 Thi công lắp đặt cốt thép ván khuôn bệ trụ, cốt thép chờ của thân trụ sao cho toàn bộ cốt thép chắc chắn và ổn định trong suốt quá trình thi công.

Công tác cốt thép

+ Cốt thép được gia công đúng hình dạng theo bản vẽ thiết kế thi công. Toàn bộ cốt thép phải được uốn nguội, trừ khi có sự chấp thuận khác.

+ Tất cả thanh cốt thép phải được đặt nơi cao ráo, được che phủ tránh mưa. + Cốt thép phải được lắp đặt theo đúng hình dạng và kích thước như chỉ dẫn trên

bản vẽ thiết kế thi công. Các thanh phải được định vị chắc chắn theo đúng chỉ dẫn trên bản vẽ

+ Các con kê bê tông được đúc với mác bê tông bằng cường độ của bê tông bệ. Chiều dày của con kê bê tông bằng chiều dày bê tông bảo vệ. Kích thước con kê phải theo đúng tiêu chuẩn và được định vị chính xác bằng dây thép. Mật độ con kê bố trí đủ để đảm bảo cốt thép không bị võng.

+ Trước khi cốt thép được đặt trong bê tông thì bất cứ vẩy, gỉ, dầu, mỡ và các bụi bám khác phải được loại bỏ. Cốt thép phải được làm sạch theo tiêu chuẩn. + Mối nối cốt thép được triển khai đúng quy định của bản vẽ. Tại các vị trí giao

nhau của các thanh cốt thép, các thanh cốt thép được buộc lại bằng dây thép để ngăn cản sự xê dịch cốt thép trong quá trình đổ bê tông.

+ Thi công đổ bê tông bệ trụ đến cao độ thiết kế bằng máy bơm bê tông.

Công tác ván khuôn

+ Tất cả các ván khuôn phải được làm sạch, không có bụi, rỉ sét, dầu mỡ và các tạp chất khác.

+ Khi ván khuôn đã được kiểm tra và chấp thuận, sử dụng vật liệu chống dính bôi ván khuôn để ngăn chặn sư bám dính giữa bê tông và ván khuôn, điều này sẽ làm cho việc tháo gỡ dễ dàng, bằng phẳng, đồng đều cho bề mặt của bệ cọc. + Lắp đặt các sàn công tác tại vị trí bệ trụ để thi công được thuận lợi và an toàn. + Ván khuôn sẽ được lắp đặt bởi cẩu và sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống chống đỡ + Làm khô hố móng trong suốt quá trình thi công.

+ Công tác nghiệm thu, chấp thuận bởi Kỹ sư Tư vấn sẽ được tiến hành trước khi đổ bê tông.

Công tác đổ bê tông

+ Sử dụng bê tông thương phẩm.

+ Bê tông được trộn đúng cấp phối và độ sụt được Tư vấn giám sát và chủ đầu tư phê duyệt.

+ Bê tông được cấp ra công trường bằng xe mix, và sử dụng máy bơm bê tông để cấp bê tông.

+ Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông:

+ Kiểm tra cốt thép, con kê bê tông, đánh dấu vị trí kết thúc đổ bê tông; + Kiểm tra vật liệu, cấp phối bê tông;

+ Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống đầm rung, các thiết bị phục vụ đổ bê tông. Kiểm tra hệ thống an toàn;

+ Bố trí nhân lực phục vụ công tác đổ bê tông.

 Quá trình đổ bê tông:

+ Sử dụng bê tông thương phẩm.

+ Trong quá trình đổ bê tông sử dụng các ống mềm để khống chế chiều cao rơi tự do của bê tông < 1,5m.

+ Bê tông được đầm bằng đầm dùi, khi cần thiết có thể hỗ trợ việc đầm rung bằng các dụng cụ cầm tay thích hợp.

+ Bê tông được đổ và đầm trong các lớp đồng đều theo từng lớp chẵn của mỗi mẻ và mỗi lớp trộn với lớp trước.

+ Độ dày của các lớp đổ bê tông dao động trong khoảng 15÷30cm.

+ Mỗi một lần nhúng đầm vào bê tông phải để liên tục cho đến khi bọt khí của vữa không còn xuất hiện trên bề mặt bê tông nhưng không kéo dài quá 30s. Đầm dùi sẽ được chèn xuyên từ lớp trên vào lớp trước đó ít nhất 10cm để ngăn ngừa mối nối lạnh.

+ Trong quá trình đổ bê tông khi trạm trộn chính gặp sự cố, sử dụng trạm trộn phụ để duy trì quá trình đổ bê tông.

 Bảo dưỡng bê tông. Tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đủ cường độ quy định. + Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành ngày sau khi hoàn thiện xong

công tác đổ bê tông

+ Thời gian bảo dưỡng ít nhất là 7 ngày .

+ Bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông

+ Vào những ngày trời nắng to, lưu lượng nước và tần suất bơm nước bảo dưỡng được tăng lên để bù đắp lượng nước bay hơi.

2.5 Thi công tường thân, xà mũ trụ

 Lắp dựng cốt thép, đà giáo, ván khuôn tường thân, xà mũ trụ, các liên kết và văng chống, giữ cho ván khuôn ổn định trong suốt quá trình thi công.

Lắp dựng đà giáo:

- Khung đà giáo, thang leo, sàn công tác và các phương tiện cần thiết khác sẽ được lắp đặt và kiểm tra khả năng chịu lực trước khi đưa vào sử dụng. - Nhà thầu sẽ chế tạo đà giáo thân thành các khung cứng với modul điển hình

để tiện cho công tác lắp đặt, đảm bảo độ chính xác và thi công nhanh. Các khung này được chế tạo tại xưởng gia công cơ khí theo bản vẽ được phê duyệt. Ván khuôn, khung nẹp, đà giáo được liên kết thành hệ cứng và được kiểm tra, nghiệm thu kích thước trước khi lắp đặt.

Cố định cốt thép thân

- Cốt thép dọc chủ sẽ được lắp dựng theo bản vẽ thi công được duyệt. Cốt thép chủ sẽ được lắp dựng thẳng đứng khi lắp cốt thép bệ, các cốt thép này sẽ được chống đỡ hoặc neo giữ trong khi thi công.

- Cốt thép đai và cốt thép định vị sẽ được lắp đặt tới cao độ không thấp hơn cao độ đỉnh đợt đổ.

Công tác lắp đặt hệ khung đà giáo, ván khuôn

Trước khi ghép hệ khung ván khuôn, đà giáo phải thực hiện các công việc sau đây:

- Cốt thép được làm sạch vữa bê tông và các yếu tố khác.

- Mặt trong của ván khuôn thép được làm sạch khỏi bụi, dầu mỡ, các yếu tố khác và được xử lý bằng chất tẩy rửa ván khuôn.

- Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo đúng thiết kế, cần sử dụng các con kê bê tông giữa cốt thép dọc của trụ và ván khuôn. Các khối bê tông và các râu thép được sử dụng như các con kê. Ván khuôn và cốt thép chủ được ngăn cách bở các con kê bê tông.

- Lắp đặt hệ thống xuyên táo. Các thanh xuyên táo được luồn vào trong ống nhựa PVC. Siết chặt hai đầu bu lông của xuyên táo trước khi đổ bê tông.

 Tiến hành đổ bê tông tương thân, xà mũ trụ bằng máy bơm bê tông.

 Bê tông được cấp là bê tông thương phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.

 Bảo dưỡng bê tông. Tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đủ cường độ quy định.

 Tiếp tục bảo vệ bê tông đến khi bê tông đạt cường độ.

2.6 Hoàn thiện trụ

 Định vị và thi công đá kê gối.

 Hoàn thiện trụ.

 Tháo dỡ sàn đạo thi công;

 Tháo dỡ vòng vây cọc ván thép;

LỜI KẾT

Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế xây dựng – Trường Đại học Giao Thông Vận Tải, em đã có một quá trình học tập, tìm hiểu trên lý thuyết về tổ chức thi công công trình giao thông vận tải. Qua thời gian thực tập và tiếp cận thực tế công tác tổ chức thi công công trình giao thông vận tải tại Công ty cổ phần LICOGI 13 cùng với việc vận dụng những vấn đề lý luận đã được các thầy cô giáo truyền thụ ở trường vào thực tế đã giúp em hiểu sâu hơn các vấn đề đã được học, đồng thời hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho quá trình công tác sau này.

Do thời gian thực tập ngắn và khả năng hiểu biết còn hạn chế nên trong báo cáo thực tập em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn để em có thể hiểu sâu sắc hơn về công tác tổ chức thi công công trình.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Công ty cổ phần LICOGI 13 và các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Nguyễn Quỳnh Sang người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và sửa chữa những sai sót cho em trong báo cáo thực tập này.

Hà Nội,ngày 30 tháng 5 năm 2020

Giảng viên hướng dẫn duyệt Sinh viên thực hiện

& ký tên

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập, TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠNG MỤC TRỤ T1 T2 CÔNG TRÌNH CẦU RẠCH BẦN (Trang 25 - 34)