Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp mà trọng tâm vào tài chính, TM - DV cộng với sự thay đổi đáng kể về không gian đô thị đã kéo theo những thay đổi về cơ cấu lao động. Bên cạnh ngành TM – DV thì trong các ngành như hành chính, tài chính cũng đã và đang thu hút một lực lượng lớn lao động có trình độ tập trung về Quận 2. Ngoài ra, lực lượng lao động trên địa bàn Quận 2 theo khảo sát đến năm 2017 cũng khá dồi dào, với 64,8% trong độ tuổi lao động, chủ yếu là làm hưởng lương dài hạn, làm chủ doanh nghiệp, làm riêng lẻ cá thể, làm cho gia đình…
Việc di dân, di cư vào quận 2 phần lớn là theo sự vận động của XH nói chung và mức độ ĐTH nói riêng, điểm khác biệt ở chỗ dân cư chuyển tới sinh sống và làm việc ở Quận 2 hiện nay thông qua khảo sát của tác giả đa số đến từ các quận nội thành của Thành phố. Chứng tỏ nơi đây đã tạo được môi trường làm việc và sinh sống hiện đại, tiện nghi, chất lượng, dường như đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người có thu nhập.
4.1.3. Thành phần dân cư và sự phân hoá thành phần dân cư
Với vai trò, vị trí của Quận 2 là cửa ngõ đối ngoại quan trọng phía Đông của TP.HCM, nên kể từ ngày thành lập, Quận đã có hàng loạt quyết định, chính sách tác động đến bộ mặt
25
đô thị, dẫn đến sự phân hoá thành phần dân cư trên địa bàn Quận. Phân hóa giàu - nghèo thường được xem là mặt trái của quá trình đô thị hóa ở các đô thị lớn như TP.HCM và với một địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh như Quận 2, khoảng cách giàu - nghèo giữa các khu vực là điều không thể tránh khỏi và ngày càng thể hiện rõ nét.
Trái ngược với hình ảnh hiện đại và sầm uất tại khu Bắc xa lộ Hà Nội, thì tại các khu tái định cư của Quận 2 đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. TP. HCM có lẽ đã không thành công trong chủ trương tái dịnh cư các hộ dân được đền bù giải toả tại Thủ Thiêm…