- Quá trình xử lý có thể có hành
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp:
Để thực hiện phương án tối ưu được chọn, biện pháp tổ chức thực hiện phương án cần tiến hành theo các bước sau:
- Yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Y và Ủy ban nhân dân xã X báo cáo toàn bộ quá trình xem xét, duyệt điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Nguyễn Thị Diễm năm 2004 để xác định khâu, bộ phận, con người có liên quan; xác định có hay không có hành vi tiêu cực xảy ra trong toàn bộ sự việc. Từ đó có hướng xử lý. Việc xử lý phải nghiêm minh và kiên quyết. Xác định nếu có tiêu cực phải đảm bảo xử lý theo quy định pháp luật tùy theo tính chất và mức độ tiêu cực, nếu không có tiêu cực thì kiểm điểm trách nhiệm trong việc để xảy ra sai sót đã nêu.
- Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Diễm đối với Quyết định 262/QĐ-UBND. Cơ sở pháp lý ban hành Quyết định:
+ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
+ Điều 20 Luật Khiếu nại Tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi một số điều của Luật khiếu nại Tố cáo năm 2004 và 2005;
+ Điều 49 và điều 50, điều 138 Luật đất đai ngày 26/11/2003
+ Điều 12 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khiếu nại Tố cáo
+ Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
- Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng Thanh tra huyện, Ủy ban nhân dân xã X tổ
chức công bố, giao quyết định cho đương sự liên quan, theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.
- Giao Ủy ban nhân dân xã X tiến hành việc quản lý hiện trạng sử dụng đất đối với diện tích đất trên.
2. Kiến nghị:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tiến hành thống kê hàng năm nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai nông nghiệp để có hướng giải quyết kịp thời khi có sự thay đổi thực trạng sử dụng đất.
+ Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động giao đất và sử dụng đất thường xuyên và báo cáo kịp thời những trường hợp vi phạm trong sử dụng đất.
+ Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai, nắm vững kiến thức pháp luật đất đai, nhất là cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
KẾT LUẬN
Công tác giải quyết tranh chấp và khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay đang là một lĩnh vực công tác rất quan trọng, đặt ra cho các cấp chính quyền một nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Khi có tranh chấp xảy ra, từ góc độ quản lý, đòi hỏi cơ quan nhà nước cũng như cán bộ công chức phải xem xét, phân tích kỹ nội dung tranh chấp, xây dựng và chọn phương án giải quyết tối ưu nhất nhằm phát huy hiệu lực và hiệu quả của quyết định, hướng các quá trình xã hội và hành vi con người đi vào trật tự chung của xã hội, ổn định và phát triển nhanh nền kinh tế đất nước. Trong quá trình giải quyết, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức phải thật sự có tầm bao quát về kiến thức pháp luật và cả kiến thức xã hội để có thể tham mưu giải quyết vấn đề một cách khéo léo, thận trọng, nhanh chóng và đúng pháp luật. Đồng thời, qua vụ việc tranh chấp, cơ quan quản lý Nhà nước có điều kiện tổng kết thực tiễn, nhìn nhận lại những mặt đạt và chưa đạt trong hoạt động quản lý đất đai, mặt khác, đất đai là một lĩnh vực rất được nhiều người dân, tổ chức, cá nhân quan tâm và thực tế "đụng chạm" hàng ngày, nên hoạt động thanh tra kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Luật Đất đai mới thể hiện chính sách đổi mới của nhà nước về lĩnh vực đất đai, nên phải mở rộng và tăng cường tập huấn, triển khai và phổ biến rộng rãi và sâu rộng Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong cán bộ công chức và ra nhân dân. Hơn nữa, phải thừa nhận rằng, người ta chỉ công nhận sự tiến bộ và ưu việt của một chính sách khi và chỉ khi người ta biết đó là chính sách gì, có nội dung như thế nào. Do vậy, việc đưa pháp luật đến với người dân nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng hiện nay là điều cần thiết và cấp thiết để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, cán bộ công chức hiểu và chấp hành nghiêm
quy định của luật, người dân hiểu pháp luật để kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Có như vậy, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai mới có thể khắc phục được, đồng thời hạn chế tiêu cực có thể xảy ra./.