Nguyên nhân phục hồi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nguyên lý tạo ảnh cộng hưởng từ PMRI (Trang 39 - 40)

Sự khác biệt giữa T1 và T2 là do sự khác nhau giữa các nguyên nhân của sự phản hồi. Đối với các proton trong các chất có cấu trúc bền các spin lệch pha nhau ngay sau khi bị kích thích, có nghĩa là nó sẽ chỉ tất cả các hướng vuông góc với từ trường. Điều này là do từng spin tác động đến từ trường và làm cho các spin lân cận tiến động ở tần số thay đổi. Đối với những chất có cấu trúc bền thì những tương tác này là không thay đổi theo thời gian, trong khi chúng có thể thay đổi khi ở trong nước, khi hạt nhân thưỡng xuyên xay ra tương tác vói các hạt nhân lân cận. Do đo Spin vẫn duy trì pha trong thời gian tương đối dài (cỡ vài giây) khi ở trong nước, trong khi chúng mất đi định hướng chính (khoảng vài ms) hoặc ít hơn đối với những chất có độ bền cao. Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng trong những chất có độ bền cao thì T2 ngắn.

Quá trình trên mô tả ảnh hưởng đến tần số Larmor của từng spin nhưng không làm phát sinh một sự thay đổi nào từ hóa theo chiều dọc, sự tương tác giữa hai hạt nhân không thể làm thay đổi năng lượng kết hợp, nó tỉ lệ với từ hóa theo chiều dọc. Do đó sự tương tác này là không đóng góp vào sự phục hồi T1, mà các yêu cầu phải tương tác hạt nhân mạnh hơn liên quan đến việc trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh. Kết quả tất cả quá trình phục hồi T1 cũng là kết quả của quá trình phục hồi T2.

Thường thì T2 càng trở lên ngắn hơn nếu độ bền vật chất càng lớn, nhưng điều này không được áp dụng đối với T1, với những chất có độ bền cao và những chất lỏng (ví dụ một vài giây).

T1 ngắn nhất khi tương tác ngẫu nhiên giữa những proton lân cận đáp ứng điều kiện cộng hưởng. Ví dụ, tại 1 tesla, T1 ngắn nhất khi mà 1 proton đáp ứng được khoảng 42 triệu hạt nhân khác trong vòng một giây (tần số

Larmor là 42 MHZ). Nó là một điều dễ hiểu, thậm chí đẩy ngẫu nhiên một cái xích đu có thể dẫn đến những dao động đáng kể khi tần số nằm trong khoảng phù hợp. Nếu thay vào đó nếu chúng ta đẩy quá nhanh hoặc quá chậm thì hầu như không có dao động bất kể là chúng ta đẩy ngẫu nhiên hay là không.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nguyên lý tạo ảnh cộng hưởng từ PMRI (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)