CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:
3.1.Kết Quả
Đường bộ: Suốt 16 năm (1959-1975), đường Trường Sơn luôn luôn trở thành trọng điểm ngăn chặn quyết liệt của địch. Trường Sơn là chiến trường thực nghiệm chiến lược “Chiến tranh ngăn chặn”, “Chiến tranh bóp nghẹt” bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và các loại vũ khí, thiết bị tối tân, hiện đại của nền khoa học công nghệ của đế quốc Mỹ. Núi rừng Trường Sơn luôn luôn rung chuyển, bị cày đi xới lại bởi hơn 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của địch trút xuống, gây nhiều tổn thất về người, phương tiện vật chất và môi trường sinh thái trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
Hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hơn 32.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương và hàng vạn người mang thương tích hoặc nhiễm chất độc màu da cam… 14.500 xe máy, 703 súng pháo và hơn 90.000 tấn hàng hóa bị phá hỏng. Với những hy sinh vô bờ bến ấy, bộ đội đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh đã lập nên kỳ tích anh hùng, làm nên con đường huyền thoại, góp phần to lớn vào sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đường biển: Đường Hồ Chí Minh trên biển - bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, làm nên bao kỳ tích của một con đường huyền thoại, đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang, góp phần to lớntrong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Một là, tuyến Hậu cần chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao, nên sớm phát huy được hiệu quả, đặc biệt là ngay thời kỳ đầu (giai đoạn 1962 - 1965), những con tàu không số của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, sau khi chính thức được khai thông (tàu Phương Đông 1, tháng 10-1962) đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, trở thành tuyến chi viện chiến lược chủ yếu. Bởi trong thời gian này tuyến đường Trường Sơn trên bộ trong những năm đầu do địa hình phía Đông Trường Sơn quá hiểm trở, mặt khác lại bị địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt, nên hoạt động hết sức khó khăn, phải cho tới khi mở thông thêm tuyến đường sang phía Tây Trường Sơn vào mùa khô 1964-1965, mới phát huy được vận tải
cơ giới thì đường Trường Sơn mới thực sự trở thành tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam.
Hai là, tuyến chi viện chiến lược trên biển đã được vận hành hết sức tài tình và sáng tạo, nên trong thực tiễn dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn phức tạp đến đâu, bộ đội ta cũng khắc phục và sáng tạo vượt qua và hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề ra.
Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển còn vận chuyển nhanh chóng và an toàn những loại “hàng đặc biệt”, đó là những ngoại tệ mạnh, những loại máy móc thiết
bị quý hiếm... Và đặc biệt hơn cả là đã đưa đón an toàn tuyệt đối hàng trăm cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và các chuyên gia đầu ngành.
Bốn là, góp phần quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thực hiện chỉ thị “thần tốc”, “đại thần tốc” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, bộ đội Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển “130 lượt với 143 chuyến tàu, chở 8.741 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đại pháo; đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 65.721 hải lý để kịp tham gia chiến đấu”, hiệp đồng tác chiến với cánh quân vũ trang khác trong cuộc chiến cuối cùng giải phóng biển đảo thân yêu của tổ quốc.
Đường xăng dầu: trong vòng 7 năm, tuyến ống này đã vận chuyển 5,5 triệu tấn tấn xăng dầu cho các chiến trường, vượt qua nhiều sông suối hiểm chởbăng qua rừng già đèo cao và duy trì dưới mưa bom bão đạn, các cuộc tận công phá hoại khốc liệt của địch, đường ống dài 1700 km xuyên suốt chiều dài đất nước và mở rộng tới gần
5000km là 1 trong những yêu tố góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước, bởi vậy trong các tài liệu từ phía Mỹ phải thừa nhận rằng đường ống xăng dầu của Việt Nam là huyền thoại có thật.
Đường hàng không: Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, Đoàn 919 đã chuyển xuống Đông Bắc Campuchia hơn 30.000 tấn vũ khí - hàng hóa quân sự, thuốc men, lương thực - thực phẩm… và 60.000 lượt bộ đội, cán bộ. Con đường hàng không dân sự hoàn toàn công khai nhưng lại tuyệt đối bí mật, rất an toàn. Ta sử dụng hãng hàng không Cambodia và France. Máy bay dân dụng từ Hà Nội đi Phnom Pênh và ngược lại hoặc từ Phnom Pênh đi Quảng Châu, Hồng Kông và ngược lại. Tuyến đường này chuyên chở các cán bộcao cấp, thương binh nặng, phụ nữ, trẻ em và hàng hóa đặc biệt. Giấy tờ của hành khách, hàng hóa đi lại đều giả nhưng rất tinh vi. Nhân viên hành nghề ở các sân bay quá cảnh là người Hoa, Khơ Me, Lào, Ấn kiều, Pháp… có cảm tình với cách mạng Việt Nam và là những người giỏi, có tín nhiệm của các hãng hàng không Cambodia và France.
Đường chuyển ngân: Trong 10 năm tồn tại, “con đường tiền tệ” huyền thoại trong kháng chiến đã đóng góp một phần vào thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðể thực hiện nhiệm vụ này, không những chỉ có tấm lòng và của cải của nước bạn, của các nhà hảo tâm, mà còn có cả tài năng, ý chí và lòng trung thành
tuyệt đối của một đội ngũ đông đảo những chiến sĩ thầm lặng ở B29, N.2683, ở khu căn cứ, trên những tuyến đường máu lửa của đoàn 559 và cả những người thầm lặng hoạt động ở hải ngoại...
3.2.Ý nghĩa
Con đường Hồ Chí Minh lịch sử nói chung ,năm tuyến đường ( bộ, biển, xăng dầu, hàng không, chuyển ngân) nói riêng đã thể hiện vai trò quản trị chiến lược của sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ oai hùng của dân tộc Việt Nam.
Trước tiên, đường HCM mang tầm vóc lịch sử thời đại HCM, biểu tượng ý chí sắt đá, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao cả, hun đúc, kết tinh từ truyền thống lịch sử dựng nước, giữ nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước, cách mạng lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thứ hai, đường mòn HCM thể hiện thành công vai trò cốt yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tuyến đường thực hiện vai trò hậu phương miền Bắc, tiền tuyến miền Nam thông qua đường bộ, đường biển,đường xăng dầu, đường hàng không, đường chuyển ngân. Con đường thứ nhất-Đường HCM: đường Trường Sơn , quân dân ta bao gồm đội Trường Sơn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào dân tộc nhân dân, với tinh thần dũng cảm, thông minh đầy mưu trí sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt đánh bại thủ đoạn chiến tranh, ngăn chặn địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung. Trong 16 năm liên tục, (1959-1975), lực lượng vận tải toàn tuyến vận chuyển hơn một triệu tấn vật chất hậu cần, vũ khí, lương thực, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn,3 quân đoàn, hộ tống 90 binh chủng kỹ thuật, bảo đảm hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường. Hàng chục ngàn km đường dây thông tin, đảm bảo giao thông, thông tin liên tục trong suốt lộ trình. Bộ đội Trường Sơn đánh bại 2500 trận càn quét, biệt kích, tập kích địch, tiêu diệt bắt sống 17740 tên địch, bắn rơi 2455 máy bay các loại. Con đường thứ hai- Đường xăng dầu: xăng dầu chuyển từ Bắc vào Nam cung cấp cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ, góp phần quan trọng vào 22 trận chiến thắng lớn, cung ứng nguồn vật chất thiết yếu cho chiến dịch, cho trận đánh. Hệ thống đường ống vừa tăng nhanh khối lượng xăng, dầu vận chuyển tiền tuyến, vừa giảm nhiều hy sinh, tổn thất cho chiến sĩ lái xe, xe chở nhiên liệu. Với hệ thống đường ống đó, theo Trung
tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn: “ Đường ống xăng dầu Trường Sơn đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải, đảm bảo yêu cầu cơ động cao của các quân đoàn, các binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa điểm, phục vụ đắc đắc lực cho các chiến dịch. Con đường thứ ba- Đường mòn HCM trên biển: đường mòn HCM trên biển vận chuyển gần 160000 tấn vũ khí đạn dược và vật chất khác, hơn 18000 lượt cán bộ chiến sĩ chi viện chiến trường miền Nam. Con số này không thể so sánh với khối lượng vận chuyển của đường HCM trên bộ nhưng lại có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tuyến chi viện chiến lược từ 1959-1975 (đặc biệt từ năm 1959- 1965) chủ yếu vươn tới chiến trường Trị Thiên, Trung- Hạ Lào, Tây Nguyên, việc chi viện cho chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ từ 1959-1975 còn gặp nhiều khó khăn nhưng tuyến chi viện chiến lược – Đường HCM trên biển đã kịp thời đáp ứng yêu cầu vận chuyển thành công vũ khí trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng phát triển khối chủ lực chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt quân dân ta Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là,Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xồi…Đặc biệt xuất kịp thời vũ khí hạng nặng, có tính chiến đấu cao làm thay đổi cách đánh quân dân ta, thay đổi tương quan lực lượng địch với ta. Những chiến công của tuyến đường huyền thoại trên biển chính là những kỳ tích lịch sử, được làm nên bởi trí tuệ, lòng yêu nước, tinh thần quả cảm được cộng hưởng bởi sức mạnh của ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của một dân tộc luôn khát vọng hòa bình, khát vọng về một ngày mai tươi sáng. Con đường thứ tư- Đường hàng không: “bí mật công khai” từ Phnom Penh bay qua lãnh thổ miền Nam Việt Nam, chỉ bay qua Sài Gòn, tới Hồng Kông hoặc Quảng Châu, Hà Nội. Con đường vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá miền Bắc vào Nam, vận chuyển hàng triệu đô la,vận chuyển nhiều thứ máy móc, thuốc men, hóa chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ chiến sĩ cán bộ…góp phần cải thiện tình hình loạn chiến nước ta thời đó. Con đường thứ năm- Đường chuyển ngân: đây là đường vô hình, không có đường, không có lối đất liền, trên biển, trên không, đường ống…Nó theo hệ thống ngân hàng nước phương Tây, hệ thống ngân hàng Sài Gòn để chi tiêu cho lượng giải phóng. Con đường suốt năm tháng chiến tranh “ ai làm biết”, Mỹ không biết, chính quyền Sài Gòn không biết nên không bị bắt, không có vụ chuyển ngân nào bị phát hiện.
Thứ ba, đường HCM thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ý chí chiến đấu quật cường của quân dân ta. Trong suốt quá trình hoạt động, đường HCM (trên bộ) đã phải hứng chịu hàng triệu bom Mỹ, trung bình trên một mét đường Trường Sơn chịu bom ghi dấu chân của biết bao các chàng trai, cô gái hiến dâng tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hơn 20000 đội thanh niên xung phong hi sinh, 30000 người bị thương, hàng vạn người bị nhiễm chất độc màu da cam và phải tiếp tục gánh chịu những tổn thương kéo dài nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng, đường HCM đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần to lớn cho thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.