IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU.
a. Ổn định kinh tế vĩ mô: Thời gian qua, tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện chiến lược kinh tế dựa trên xuất
giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện chiến lược kinh tế dựa trên xuất khẩu, song để đánh giá bị tụt hậu và nâng cao hiệu quả của chiến lược, nước ta cần phải kiên trì và gắng sức hơn nữa với đường lối tăng trưởng dựa trên xuất
khẩu. Mà trước hết là phải ổn định kinh tế vĩ mô qua việc hoạch định và thực thi chiến lược, các chính sách tình huống phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước và quốc tế ở từng giai đoạn. Ổn định tài chính cần được thực hiện trước để khuyến khích tiết kiệm, tăng đầu tư..
Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được coi là yếu tố tạo cơ sở cho sự thành công kinh tế. Feschen đã khẳng định rằng chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn cùng với mức thâm hụt ngân sách có thể chịu đựng được với việc thực hiện hối suất thực tế là điều kiện tiên quyết cho thành công. Ngân sách thâm thủng được bù lại bằng phát hành thêm nội tệ sẽ đẩy làm phát lên cao, tăng hối suất gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu, cản trở sản xuất phát triển. Đến lượt mình sản xuất trong nước với chế độ bảo hộ sẽ làm tăng chi phí và triệt tiêu cạnh tranh, kìm hãm phát triển. Vì vậy một chính sách ổn định tài chính và tiền tệ sẽ tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất.
Tỷ lệ tiết kiệm cao để đảm bảo sự cân đối giữa tích luỹ và đầu tư là một trong những yếu tố tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Khuyến khích tiết kiệm đòi hỏi phải duy trì mức lãi suất tiền gửi luôn dương thêm vào đó, phát triển các dịch vụ tiết kiệm thuận lợi, nhanh gọn cũng là biện pháp thu hút tối đa tiền tiết kiệm trong dân cư.
Chính sách thuế cũng cần được thực hiện và điều chỉnh một cách thận trọng nhưng linh hoạt tuỳ từng giai đoạn cụ thể để khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Đối với hối suất cần có sự điều chỉnh hợp lý để khuyến khích xuất khẩu hoặc thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài.
Đối với tăng trưởng, dù dựa vào xuất khẩu hay theo hướng nào khác thì xây dựng kết cấu hạ tầng luôn thực là cần thiết. Đó là điều được cả quan điểm tân cổ điển lẫn quan điểm cơ cấu thừa nhận. Quan hệ giữa phát triển và cơ sở hạ tầng mang tính chất tương hỗ rất rõ. Bởi lẽ tỷ lệ đầu tư cho kết cấu hạn tầng luôn phụ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tuy nhiên do việc đầu tư vào xây dựng đường xá, bến bãi, cảng, sân bay, giao thông liên lạc thường đòi hỏi vốn lớn với mức sinh lợi rất thấp, thời hạn thu hồi vốn kéo dài, nhiều rủi ro nên để nâng cao chất lượng cung cấp loại dịch vụ này, theo quan điểm của ngân hàng thế giới, nước ta cũng như các nước thực hiện tăng trưởng dựa trên xuất khẩu phải mở rộng các nguyên tắc quản lý kinh doanh cho các đơn vị tham gia trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở, mở rộng phạm vi cạnh tranh và tạo điều kiện cho người tiêu dùng tham gia vào việc cấp vốn, khai thác và sở hữu các dịch vụ đó.
Hiện nay, các nhà kinh tế học phát triển điều thống nhất với quan điểm: "Tri thức - nguồn vốn siêu quốc gia" (Kuznets 1996) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Nhận định này còn được khẳng định bằng những tuyên bố của Okita "nguồn lực con người rút cục mới là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế" vì vậy vấn đề cần được giải quyết trước tiên là phát triển nguồn vốn con người thông qua việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cư dân, cải thiện mức sống, cải thiện môi trường sống.
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong chiến lược phát triển với con người là việc đào tạo nhân tài và bổ sung vào giới cầm quyền. Các quan chức trong các thiết chế hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển đã qua những chương trình đào tạo chính quy, chặt chẽ thực sự có khả năng nắm bắt vấn đề. Với tầm nhìn sâu rộng, với cách ứng xử khoa học, logíc, năng động họ sẽ đưa ra được những quyết định đúng nhiều hơn những quyết định sai.