8.1) Tính chất:
- Trạng thái: Chất lỏng không màu có mùi ether dịu khi nguyên chất và mùi khó chịu trong các sản phẩm kỹ thuật.
- Nhiệt độ sôi: 46.5oC
- Nhiệt độ nóng chảy: -110.8oC.
- Tỷ trọng hơi là 2.67.
- Khả năng bốc cháy cao, dung môi có thể tự cháy ở 100oC, giới hạn chảy nổ từ 1.3 – 50%.
8.2) Sử dụng và tiếp xúc:
- Đây là dung môi được nhiều người đánh giá tuyệt vời, có vai trò quan trọng trong các ngành cao su, dầu mỡ, nhựa matit,… Ngoài ra, dung môi còn được dùng để sản xuất kính quang học, chiết xuất dầu, lưu hóa cao su.
- Đặc biệt, dung môi còn được sử dụng trong kỹ nghệ sản xuất tơ nhân tạo visco. Một kg tơ visco được sản xuất ra sẽ làm thất thoát 20 – 30g CS2.
- Trong công nghiệp sản xuất, dung môi CS2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, nó cũng có khả năng thấm qua da nguyên vẹn. Hiếm gặp tai nạn dung môi qua đường tiêu hóa.
8.3) Độc tính:
- CS2 là một chất độc thần kinh và có những triệu chứng và tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại biên là quan trọng nhất. Nồng độ có thể gây nhiễm độc cấp tính của dung môi như sau:
+ Từ 1.0 – 1.2 mg/l (320 – 390 ppm): Gây càm giác khó chịu, nhức đầu sau 8 giờ tiếp xúc, nhưng còn chịu được.
+ Nồng độ 3.6 mg/l (1150 ppm): Gây choáng váng.
+ Nồng độ từ 6.2 – 10 mg/l (2000 – 3200 ppm): Gây nhiễm độc nhẹ, dị cảm, thở không đều trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.
+ Nồng độ 15 mg/l (4800 ppm): Gây chết người sau 30 phút.
- Với những nồng độ cao hơn, nạn nhân chỉ hít một vài lần là bị ngất ngay. Các biểu hiện nhiễm độc CS2 khi tiếp xúc ngắn hạn là kích ứng da và mắt. Hơi CS2 cũng gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp rồi tiếp theo là gây khó thở, phù phổi.
- Nuốt phải CS2 có thể làm cho phổi hít phải hơi của dung môi gây bệnh viêm phổi hóa học và các triệu chứng về thần kinh trung ương.
8.4) Sự chuyển hóa:
- Dung môi khi vào cơ thể chỉ có 30% được giữ lại, một phần được thải qua đường hô hấp, một phần thải qua da.
- Carbon Disulfide trong cơ thể được chuyển hóa thành dithiocarbamate và thiazolidane vì CS2
có phản ứng đặc biệt với các nhóm -SH, -CH và -NH2. Dithiocarbamate cùng với một số chất chuyển hóa khác có khả năng tạo phức với các kim loại trong cơ thể rồi bị thải ra ngoài theo nước tiểu.
- Ngoài ra, còn tác dụng với một số enzyme can thiệp vào một số quá trình của cơ thể như chuyển hóa serotonin, sự thải loại mỡ ở huyết tương liên quan đến xơ vữa động mạch,.. nó cũng gây ra biến đổi ở thần kinh trung ương và ngoại vi.
8.5) Triệu chứng nhiễm độc:
- Nhiễm độc cấp tính: Tai nạn lao động cảy ra khí hít thở không khí có CS2 ở nồng độ cao. Nạn nhân có thể gục ngay tại chỗ, mất tri giác, hôn mê, mất phản xạ đồng tử. Trung tâm hô hấp bị phong bế và có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiễm độc bán cấp tính: Tiếp xúc với nồng độ của dung môi trên 2 mg/l với các biểu hiện chính là rối loạn tâm thần, thể trầm uất – thao cuồng.
- Nhiễm độc mãn tính: Bệnh khởi phát với các triệu chứng yếu mệt, đau đầu, ngủ kém và hay có cơn ác mộng, đau dạ đày. Nếu tiếp xúc trong lao động lâu ngày với nồng độ từ 0.3 – 0.5 mg/l có thể bị viêm nhiều dây thần kinh. Triệu chứng xuất hiện sớm là giảm phản xạ gân chi dưới.
8.6) Điều trị:
- Nhiệm độc cấp tính: Trước hết phải cho ngừng tiếp xúc, giữ ấm cho cơ thể nạn nhân và cho thực hiện hồi sức nếu cần. Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị.
- Nhiễm độc mãn tính: Nếu bệnh nhân ngừng tiếp xúc kịp thời thì tiên lượng thuận lợi. Nếu hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên tổn thương thì khả năng khỏi hoàn toàn là khó khăn, cần phải theo dõi điều trị nhiều năm.
8.7) Dự phòng:
Nồng độ cho phép:
- Việt Nam quy định NĐTĐCP của dung môi CS2 (2002): + Trung bình 8 giờ: 15 mg/m3.
+ Từng lần tối đa: 25 mg/m3.
- Mỹ quy định TLV (1998) là 10 ppm.
Biện pháp kỹ thuật:
- Quy trình sản xuất kín, có hệ thống hút hơi tại chỗ, thực hiện thông gió toàn bộ.
- Khi có thể có thể thay dung môi bằng các dung môi khác ít độc hại hơn.
- Kiểm tra nồng độ của CS2 trong không khí nơi làm việc.
Biện pháp bảo vệ - y học:
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ có hiệu quả.
- Quan trọng nhất là giám sát môi trường và giám sát sinh học.
- Không bố trí công việc tiếp xúc với dung môi cho những người có các bệnh nền về tâm thần, phổi, gan, dạ dày,…
- Khám định kỳ phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc và nồng độ chất độc, nếu tiếp xúc nhiều thì số lần khám trong năm phải tăng lên,…
9) Cyclohexane: 9.1) Tính chất:
- Dạng tòn tại: Chất lỏng
- Mùi: mùi giống chloroform, mùi hơi ngọt - KLPT: 84.16 g/mol
- Màu: Trong suốt, không màu - Nhiệt độ sôi: 80.7 độ C - Nhiệt độ nóng chảy: 6.74 độ C - Nhiệt độ tới hạn: 280,4 độ C - Khối lượng riêng: 0.7781 g/mol - Áp suất hơi: 12.9 kPa (20 độ C) - Tỉ trọng hơi: 2.98
- Ngưỡng phát hiện mùi 25ppm
- Tan trong methanol lạnh, khong tan trong nước lạnh - Tan trong dầu tốt hơn
- Tính bền: SP có tính bền- ĐK k bền: nhiệt, lửa và các chất xung khắc. Chất xung khắc: chất oxh. Ăn mòn: KL và thủy tinh
- Cyclohexane là hợp chất dễ bắt lửa, dễ cháy nên không để sản phẩm ở nhiệt độ cao, gần ngọn lửa, các chất nóng, tia lửa, không hút thuốc trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, sử dụng. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nước, nơi có độ ẩm cao. Đóng chặt nắp khi không sử dụng. Ngoài ra Cyclohexanol khá độc với sức khoẻ con người tránh tiếp xúc trực tiếp, hít phải, nuốt phải sản phẩm. Cần có thiết bị bảo hộ an toàn như khẩu trang, mặt nạ phòng hơi độc, mắt kính, ủng, bao tay khi sử dụng và lưu trữ. Trường hợp bị sản phẩm bắn vào mắt, tay, chân, miệng nên xả nên rửa nhiều lần bằng nước và sau đó chuyển đến những cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm an toàn.
- Cyclohexane dạng chất lỏng, trong suốt, không màu, có mùi đặc trưng dùng như một loại dung môi công nghiệp trong sản xuất mực in, sản xuất keo dán PVC, chất nhũ hóa và các chất
xúc tác trong tổng hợp nhựa polyester, dung môi cho thuốc trừ sâu và diệt nấm, là nguyên liệu để sản xuất thuốc diệt cỏ
- Cyclohexane là một trong những dung môi công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Dùng để sản xuất mực in, sản xuất keo dán PVC, chất nhũ hóa và các chất xúc tác trong tổng hợp nhựa polyester, dung môi cho thuốc trừ sâu và diệt nấm, là nguyên liệu để sản xuất thuốc diệt cỏ. Trong hoá học dùng để tổng hợp chất hữu cơ đặc biệt trong sản xuất acid adipic, acprolactam và nylon. Ngoài ra, dùng làm chất tẩy trắng và là phụ gia làm tăng độ bám dính của lớp sơn màu trong công nghiệp thuộc da. Trong công nghiệp dệt may dùng làm phụ gia trong dung dịch ngâm kiềm và aluminium soap để ngâm sợi. Trong sản xuất sơn dùng để làm dung môi của sơn phủ bề mặt, giúp sơn bám tốt hơn và mau khô hơn, chống ẩm thấp cho sơn và nhiều ngành khác.
9.2) Nhiễm độc:
- Hấp thụ qua da, tiếp xúc với mắt, hít hay nuốt phải
- Do ít độc hơn nên được dung làm dung môi thay thế cho benzene
- Tuy nhiên tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao thì vẫn gây ra các tác động lớn với cơ thể - Tổn hại gan mật hệ tk trung ương
- Kích ứng da, kích ứng mắt
- Hít phải: gây rối loạn hô hấp. Tiếp xúc ở nồng đô cao sẽ gây đau đầu, thở gấp. Gây tổn hại hệ tk trung ương hoa mắt hôn mê đau đầu lên cơn, lả người, mơ màng, mấy ý thức, thậm chí tử vong
+ Trên những động vật thí nghiệm dường như không có ranh giới giữa gây mê và mất phản xạ hay là đã chết
+ Bằng pp giải phaair đã cho thấy sự tổn hại lớn đến tim gan thận não khi tiếp xúc với nồng độ cao.
+Trường hợp nuốt phải: rối loạn dạ dày, tiêu hóa, tiêu chảy, rối loạn hệ tl trung ướng như khi hít phải
+ Ảnh hưởng lâu dài gây khô da, nứt nẻ da, tổn hại hệ tl
Cách đi vào cơ thể: hấp thụ qua da, tiếp xúc với mắt, hít hay nuốt phải
Đối với ĐV: LD 50 là 831mg/kg
Đối với người: gây tổn hại gan thận hệ tim mạch và hệ tk trung ương
+ Đặc biệt độc có thể đi qua lớp nhau thai và đã được tìm thấy trong sữa mẹ, có thể gây đột biến gen
+ Trường hợp tiếp xúc với mắt: kiểm tra và rửa sạch thủy tinh thể, rữa ngay lập tức thật nhiều bằng nước sạch trong ít nhất là 15 phút rồi đưa đến bệnh viện. Trường hợp tiếp xúc với da : rữa ngay vùng tiếp xúc bằng thật nhiều nước, thoa lên vùng da chất làm mát, rồi đưa đến bệnh viện. Lưu ý là quần áo bần phải được làm sạch trước khi mặc lại để tránh tiếp xúc với da. Trường hợp nghiêm trọng phải rửa thật sạch vùng da bằng xà phòng it nhất 15 phút, bôi lên vùng da thuốc chống khuân rồi đưa đến bệnh viện.
- TH hít phải: di chuyển ngay đến vùng thoáng khí, nếu nạn nhân khó thở thì tiến hành cho nạn nhân thở bằng bình oxi. Thấy nạn nhân ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo, nhaanh chóng đưa nạn nhân đến BV.
- TH nghiêm trọng: di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn. Nới lỏng quần áo: cổ áo, cravat, thắt lưng.. Nếu nạn nhân khó thở thì tiến hành cho thở oxi, TH ngưng thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo, nhanh chóng đưa đến BV.
9.3) An toàn và dự phòng:
- Xử lý sự cố:
+ Rò rỉ nhỏ: cho hấp thụ vào vật liệu khô và cho vào thùng rác phù hợp.
+ Rò rỉ lớn: chất lỏng dễ cháy, k tan trong nước. Tránh xa nhiệt độ, tia lửa, dừng ngay khi có rò rỉ. Cho hấp phụ lên đất, cát khô hay các vật liệu không cháy. Không cho vào nước , vào thùng chứa. Không chạm vào nguyên liệu rò rỉ. Ngăn k cho chảy ra song ngòi cống rãnh. Thông qua cơ sở có thẩm quyền khi muốn vứt bỏ.
- Thủ thuật: Tạo sự thông gió hay bất kì biện pháp nào để tạo sự thoáng khí, đảm bảo nồng độ hơi trong không khí luôn thấp hơn ngưỡng TLV, đảm bảo bồn rửa mắt và nhà tắm luôn hiện có.