II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
4.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Cần công bố công khai quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của thị xã tới các phường, các ban ngành và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời kế hoạch sử dụng đất. Kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Quản lý chặt chẽ, thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác, đặc biệt là chuyển sang đất phi nông nghiệp.
- Kế hoạch sử dụng đất từng năm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch xây dựng của các đô thị. Phải có kế hoạch sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện dự án để tạo động lực phát triển khu vực theo dự án lớn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải đầu tư trước một bước. Kế hoạch phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với kế hoạch đô thị hóa.
- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.
- Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo mục tiêu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tăng cường việc phát triển quỹ đất, cung ứng cho nhà đầu tư theo kế hoạch sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đổi đất,...), từng bước giảm bớt phương thức giao đất, cho thuê đất theo ranh giới đất mà nhà đầu tư đã thỏa thuận chuyển nhượng với người sử dụng đất để tránh trình trạng phát triển tự phát.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai để các tổ chức và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.