– Thái Lan, đội tuyển bóng bàn nam Việt Nam vô địch đồng đội nam.
Thời kỳ suy sụp (1960 – 1975)
Tình hình nội chiến trong nước đã ảnh hưởng lớn đến thành tích của các tuyển thủ bóng bàn trong các giải đấu quốc tế. Bên cạnh đó, lực lượng trẻ mới nổi lên như: Lê Văn Inh, Trần Thanh Dương, Phạm Gia Anh do yếu kém về kinh nghiệm nên không đạt được thành tích như lớp đàn anh trên đấu trường quốc tế và dần dần mất hẳn 3 hạng đầu ở khu vực châu Á.
Để trẻ hóa lực lượng Miền Nam Việt Nam đã cho các vận động viên tập huấn tại Nam Triều Tiên (Vương Chính Học, Mai Văn Minh, Châu Hậu Ý, Nguyễn Văn Lê Phong), tại Nhật (Vũ Văn Dinh).
Tuy nhiên, thành tích của đội tuyển bóng bàn Việt Nam trong những năm tiếp theo vẫn chưa khả quan. Tại giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 33 tại
Calcutta – Ấn Độ năm 1975, đội tuyển nam đứng hạng 36 và nữ hạng 32 trong 64 quốc gia tham dự.
Tháng 2 – 1960, Miền Bắc Việt Nam gia nhập Liên đoàn bóng bàn thế giới với những danh thủ tiêu biểu là: Nguyễn Ngọc Phan, Dương Quốc Tuấn, Chu Văn Quế, Nguyễn Thế Ngọc, Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thúy Nga. Đội tuyển bóng bàn Miền Bắc Việt Nam tham gia hai giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1961 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và năm 1963 tại Praha (Tiệp Khắc), tuy nhiên đội không đạt được thành tích gì đáng kể tại hai giải này.
Thời kỳ phục hưng (1976 – nay)
Sau ngày giải phóng đất nước 1975, phong trào bóng bàn trên cả nước đã được chấn chỉnh, ở các thành phố lớn đều thành lập bộ môn bóng bàn để điều hành các hoạt động. Các trung tâm bóng bàn mạnh trong cả nước được cũng cố, đầu tư và phát triển. Môn bóng bàn đã trở thành một trong những môn thể thao trọng điểm của Việt Nam.
Những vận động viên xuất sắc tiêu biểu cho xu hướng bóng bàn hiện đại của nước ta như: Trần Tuấn Anh, Lê Xuân Phong, Nguyễn Vinh Hiển, Nhan Vi Quân, Trần Thu Hà . . . Vũ Mạnh Cường, Đoàn Kiến Quốc, Nguyễn Nam Hải, Trần Tuấn Quỳnh, Ngô Thu Thủy .