Về nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung định vị điểm đến Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

Chính quyền địa phương cần tiếp tục mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng phục vụ trong ngành chuyên nghiệp hơn để nâng chất lượng dịch vụ và tập huấn kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư vùng có khu điểm du lịch để người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các khu điểm du lịch. Hướng đào tạo phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí của từng bộ phận, ưu tiên công tác đào tạo tại chỗ, tạo nguồn nhân lực có chất lượng, hoạt động ổn định, hiệu quả. Trước mắt cần tuyển chọn và tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Đồng Tháp nhằm xây dựng một lực lượng nòng cốt chuyên nghiệp vừa giới thiệu du lịch Đồng Tháp, tham gia các chương trình xúc tiến của Tỉnh, vừa là sứ giả du lịch Đất Sen hồng.

Tổ chức các khóa học về quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ cá thể có tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần tạo nét mới về kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống văn hóa, vật chất của người dân ở các điểm đến du lịch của Tỉnh.

Tổ chức các khóa học về quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ cá thể có tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần tạo nét

mới về kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống văn hóa, vật chất của người dân ở các điểm đến du lịch của Tỉnh.

3.3 Về hình ảnh và đặc điểm nhận dạng

Ngoài hình ảnh nhận dạng “Hoa sen” là chủ yếu, tỉnh Đồng Tháp cần phải có những biện pháp truyền thông hiệu quả cho từng điểm vùng thông qua việc truyền thông, các trang mạng xã hội, các bài báo, bài review ,.. nhằm tăng lên đặc điểm nhận dạng cho Đồng Tháp, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho du khách.

Cụ thể là với hình ảnh Sếu đỏ- hình ảnh đặc trưng cho Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh cần thay đổi cách quản lý để bảo tồn và phát triển bãi năng để giữ lại sếu. Song song đó tuyên truyền để mọi người có trách nhiệm bảo vệ và hưởng lợi để phát triển bền vững. Loại hình du lịch gắn liền với việc phát triển bền vững này sẽ giúp cho du khách có cái nhìn ấn tượng hơn về điểm đến

3.4 Các sự kiện tạo ra điểm nhận dạng

Sở Du lịch cần phối hợp chặt chẽ, liên kết với các bộ, ban ngành của các ngành liên quan để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi, định hướng phát triển du lịch của Tỉnh. Gắn việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao kết hợp với quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của Tỉnh mang tính chuyên nghiệp hơn, có chiều sâu.

Đồng thời, tỉnh Đồng Tháp cần nghiêm ngặt và có những tiêu chuẩn nhất định trong việc chuẩn hóa và bổ sung các lễ hội định kỳ, tạo sản phẩm du lịch độc đáo góp phần làm nên tên tuổi, thương hiệu của điểm đến Đồng Tháp. Một số các lễ hội đặc sắc cần có kế hoạch khai thác tốt như: Lễ hội Gò Tháp, Lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường, Lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ hội sinh vật cảnh, Lễ hội Hoa Sa Đéc, Lễ hội xuân TP.Cao Lãnh…

KẾT LUẬN

Một nhãn hiệu sản phẩm, một công ty, một quốc gia, một thành phố, một con người có thể được người ta nhớ đến vì một nét đặc biệt nào đó, hoặc có thể không được nhớ vì không có gì đáng nhớ. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật của nền kinh tế thị trường khắc nghiệt đó, những ấn tượng về thiên thiên, văn hóa, con người của một điểm đến du lịch chỉ tồn tại khi nó tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, mang lại sự độc đáo và phù hợp với tâm lý khách hàng. Du lịch Đồng Tháp cũng đang ngày một cố gắng phát triển với hi vọng sẽ đưa những nét đẹp đặc sắc, riêng có của tỉnh định vị rõ ràng trên bản đồ du lịch Việt cũng như tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí và tiềm thức của người dân Việt Nam nói riêng và của bạn bè quốc tế nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung định vị điểm đến Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)