TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT bị tự ĐỘNG hóa hệ THỐNG LẠNH (Trang 36 - 38)

12.1. Phương pháp bypass nước giải nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ và áp suấtngưng tụ (Hình 10.33): ngưng tụ (Hình 10.33):

Van ba ngả điều chỉnh lưu lượng nước được bố trí trên đường ra bình ngưng và đường vào tháp giải nhiệt. Đầu cảm nhiệt được đặt trên đường nước vào bình ngưng. Đường bypass nối tắt từ đường ra bình ngưng về trước bơm, cho nước ra khỏi bình ngưng đi tắt về bơm không qua tháp giải nhiệt.

Nếu nhiệt độ nước vào bình ngưng tW1không đủ cao van điều chỉnh sẽ mở cho một phần nước có nhiệt độ cao tW2 đi tắt về bơm để quay trở lại bình ngưng mà không qua tháp giải nhiệt. Như vậy lưu lượng nước qua tháp giải nhiệt sẽ giảm. Chế độ làm việc như vậy phù hợp khi máy lạnh chỉ chạy với một phần tải hoặc khi độ ẩm không khí bên ngoài rất nhỏ.

Có thể điều chỉnh tốc độ quạt của tháp giải nhiệt qua đó điều chỉnh lưu lượng gió và gián tiếp điều chỉnh năng suất giải nhiệt của tháp phù hợp với nhiệt thải ngưng tụ.

12.2. Phương pháp của ALCO (Hình 10.34):

Phương pháp này do hãng ALCO sử dụng cho các thiết bị lạnh hoạt động suốt năm. Thiết bị là loại van ba ngả có 2 đường vào và 1 đường ra.

Nếu áp suất và nhiệt độ ngưng tụ giảm quá giới hạn cho phép, van điều chỉnh Alco tác động, dẫn hơi nóng thẳng vào bình chứa BC. Điều đó gây nên sự ứ đọng môi chất lạnh lỏng ở dàn ngưng tụ và do thiếu diện tích trao đổi nhiệt, áp suất và nhiệt độ ngưng tụ lại tăng lên.

Điều quyết định ở đây là van đã tạo nên một sự ứ động môi chất lỏng trong dàn bay hơi khi dẫn trực tiếp hơi nóng vào bình chứa. Cần lưu ý là lượng môi chất lạnh phải đủ để ngay cả trong trường hợp lỏng bị ứ lại tại dàn ngưng thì vẫn đủ lỏng cấp cho dàn bay hơi.

Hình 10.33. * Chú ý:

Người vận hành không thể điều chỉnh áp suất ngưng tụ được. Áp suất ngưng tụ đã được thiết kế và ấn định tại nhà máy và van Alco sẽ tác động điều chỉnh khi nhiệt độ không khí bên ngoài giảm xuống dưới 320C.

Việc lắp đặt van Alco không yêu cầu bất cứ điều kiện gì: Có thể lắp đặt van ngoài trời, ngay trong nhà, ngay cạnh dàn ngưng tụ, trong phòng máy…. Đều không ảnh hưởng tới sự làm việc của van, sau khi lắp đặt xong cũng không cần bất cứ một sự hiệu chỉnh nào.

Hình 10. 35

12.3. Phương pháp điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần( hình 10.35):

Ngày nay điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần ngày càng được chú ý. Phương pháp này có thể điều chỉnh vô cấp với độ chính xác cao áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, không gây tiếng ồn lớn, đặc biệt xóa bỏ được tiếng ồn chu kỳ bất thường do đóng mở quạt mà còn có thể tiết kiệm được năng lượng điện một cách đáng kể, tăng tuổi thọ và độ tin cậy của động cơ quạt.

Tín hiệu đưa vào máy biến tần có thể là áp suất hoặc nhiệt độ ngưng tụ. Do điều chỉnh vô cấp nên loại trừ được sự biến động đột ngột của áp suất ngưng tụ và qua đó van tiết lưu có thể làm việc một cách tin cậy hơn, luôn đảm bảo sự cấp lỏng tối ưu cho dàn bay hơi.

Công việc lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng của dụng cụ biến tần làm việc theo kỹ thuật số rất đơn giản.

Thiết bị được lắp đặt trong vỏ bảo vệ rất bền vững, có thể lắp đặt ngay cạnh dàn ngưng ngoài trời nên rất thuận tiện. các đầu cảm biến có thể sử dụng đầu cảm nhiệt độ kiểu PT 1000, đầu cảm áp suất (Pressure transmitter) lắp đặt trực tiếp vào ống đẩy của máy nén.

Ngoài ra có thể sử dụng cho cả điện một pha và ba pha.

Do đặc tính năng lượng, chỉ nên sử dụng các thiết bị điều chỉnh vô cấp này cho động cơ quạt đến dưới 2kW, ở giới hạn này điện áp và tần số còn thay đổi tỉ lệ với nhau, tổn thất điều khiển nhỏ có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT bị tự ĐỘNG hóa hệ THỐNG LẠNH (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w