Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Một phần của tài liệu BÀI 5 VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (Trang 29 - 39)

Sự luân phiên ngày, đêm

Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm

Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Mặt ban ngày của nó bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt 450 độ C (840 độ F), nhưng vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng

Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường. Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã

Sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng hơn cả sao Thủy. Bầu không khí của hành tinh này rất độc hại. Kích thước và cấu trúc của sao Kim tương tự giống với Trái đất

Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường. Đặt tên theo: Nữ thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã

Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, Trái đất là một hành tinh nước (Waterworld), với hai phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có tồn tại sự sống. Bầu khí quyển của Trái đất là giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống

Sao Hỏa là một hành tinh đất đá và lạnh. Bụi bẩn là một oxit sắt, có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Hành tinh sao Hỏa có những điểm tương đồng với Trái đất: bề mặt đất đá, có núi và thung lũng.

Các nhà khoa học cho rằng hành tinh sao Hỏa cổ đại có điều kiện tồn tại sự sống và hy vọng rằng các dấu hiệu về sự sống trong quá khứ - thậm chí có trong sinh học ở hiện tại - có thể tồn tại được ở Hành tinh Đỏ.

• Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.

• Đặt tên theo: Thần chiến tranh của La Mã.

Sao Mộc (Jupiter) là một hành tinh rất lớn, lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Mộc tinh là một hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khí hiđrô và heli.

• Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.

• Được đặt tên: Thần thoại Hy Lạp & La Mã.

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được rằng sao Thổ được hình thành như thế nào. Hành tinh khí khổng lồ này chứa chủ yếu là hydro và heli. Ngoài ra, Thổ tinh còn có nhiều mặt trăng.

• Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.

• Đặt tên theo: Thần nông nghiệp La Mã

Hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất. Nó là hành tinh khí khổng lồ duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Khí metan trong khí quyển khiến cho sao Thiên Vương có màu lục – lam và có nhiều mặt trăng, vành đai mờ.

• Phát hiện: William Herschel năm 1781 (trước đây Herschel từng nghĩ đó là một ngôi sao).

• Đặt tên theo: Vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ.

Hành tinh thứ 8 tính từ Mặt trời, Hải Vương tinh được biết đến nhờ những cơn gió mạnh nhất - đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Sao Hải Vương nằm ở xa và lạnh. Hành tinh này nằm xa gấp 30 lần so với khoảng cách Trái đất tính từ Mặt trời.

• Phát hiện: năm 1846.

• Đặt tên theo: Thần nước của La Mã.

Một phần của tài liệu BÀI 5 VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (Trang 29 - 39)