Sau khi có thang đo tin cậy từ các bước trên, thang đo này sẽ dung để khảo sát trên 2 nhóm nghiên cứu với trước và sau tác động. Độ tin cậy của dữ liệu sẽ được đánh giá qua các phương pháp sau:
21
Để kiểm tra lại chắc chắn hứng thú NCKH của giảng viên có sự tác động của kinh phí thật sự từ 6 yếu tố trên hay không và mức độ tác động của từng yếu tố đó như thế nào đến hứng thú NCKH của giảng viên khi thực hiện việc tăng kinh phí thì ta cần tiến hành phân tích tương quan và hồi quy. Để đánh giá kỹ lưỡng trong nghiên cứu phân tích này đươc các phân tích này được thực hiện trên hai nhóm nghiên cứu trước và sau chia như cách thiết kế trong phần thiết kế nghiên cứu (4 lần).
Trước hết, nhóm tiến hành chạy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của đang đo và đánh giá các biến quan sát (có cần loại đi các biến quan sát).
Các hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, nhóm tiến hành chạy và phân tích tố khám phá (EFA) là để xác định xem các biến quan sát xác định sự tác động các yếu tố đến hứng thú NCKH của GV đại học của hai trường khi tăng kinh phí có độ gắn kết cao hay không và có thể tối giản số các yếu tố để xem xét hay không. Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt được đánh giá thông qua việc phân tích các nhân tố khám phá (EFA). Các chỉ tiêu phân tích gồm có: hệ số KMO, kiểm định Barllet’s, phương sai trích, hệ số nhân tố tải.
Nếu các yếu tố trong nghiên cứu đạt yêu cầu trong việc phân tích nhân tố EFA thì nhóm tiến hành bước chạy tương quan. Tương quan giữa các biến độc lập với nhau và biến phụ thuộc được kiểm tra thông qua ma trận hệ số tương quan. Do đó tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc là điều kiện kiên quyết để phân tích hồi quy. Nhưng giá trị phân biệt giữa các biến chỉ được đảm bảo khi hệ số tương quan < 0.85 theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Ngược lại, cần phải xem xét vai trò của các biến độc lập khi hệ số tương quan > 0.85 vì điều đó phát sinh hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có thể được giải thích bằng một biến khác). Khi chạy ra, nhóm sẽ đánh giá hệ số Sig giữa biến độc lập và biên phụ thuộc,
22
nếu hệ số Sig<0.05 thì tương quan giữa hai biến có ý nghĩa. Tiếp đó, nhóm xét hệ số tương quan giữa biến độc lập <0.85 và dương thì kết luận các biến này tương quan thuận, còn ngược lại là tương quan nghịch.
Cuối cùng, để xác định tác động của 6 biến độc lập với biến phụ thuộc “mức độ hứng thú” thì ta tiến hành phân tích hồi quy và đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập bằng hệ số hồi quy chuẩn hóa.
* Chia đôi dữ liệu:
Chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần. Kiểm tra tính nhất quán giữa hai phần đó.
Áp dụng công thức tính độ tin cậy SpearmanBrown:
rSB = 2 * rhh / (1 + rhh)
Trong đó:
rSB: Độ tin cậy Spearman-Brown
rhh: Hệ số tương quan chẵn lẻ
Hệ số tương quan (rhh) là giá trị độ tin cậy được tính bằng phương pháp chia đôi dữ liệu.
Sau đó, sử dụng công thức Spearman-Brown
[rSB = 2 * rhh / (1+ rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Giá trị rSB là kết quả cuối cùng cần tìm vì nó cho biết độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.
Trong NCKHSPƯD, cần đạt được độ tin cậy có giá trị từ 0,7 trở lên.
* Sử dụng phép đo t-test
Trước khi thực hiện tăng kinh phí cho hai nhóm, ta thực hiện phép thử
23
của GV hay không. Nếu P<0.05 thì coi như có sự khác biệt về thống kê, còn ngược lại là không có sự khác biệt.
Sau quá trình thực hiện tăng kinh phí chúng ta lại tiếp tục kiểm định t- test với nhóm tăng kinh phí và nếu có sự khác biệt về mặt thống kê thì nghiên cứu đạt độ tin cậy.
Để kỹ lưỡng hơn ta thực hiện t-test với nhóm nghiên cứu này trước và sau tăng kinh phí. Nếu vẫn có sự khác biệt về mặt thống kê thì nghiên cứu đạt độ tin cậy. Nghĩa là việc tăng kinh phí có thể tăng hứng thú NCKH cho GV của nhóm khảo sát.
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế về NCKH của giảng viên trong các
trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2007), Quyết định số: 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, Về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, Về việc ban hành “Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên”.
Đào Ngọc Cảnh,Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa
học của giảng viên trường đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ (tập số 57, số 7C), 2018.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà xuất bản Lao động xã hội, TP.HCM, tập 1-2.
Nguyễn Trọng Tuấn, Thực trạng kĩ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên
ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm
Tp.HCM, 2013.
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) - Trần Hữu Luyến - Trần Quốc Thành (2010),
Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Trung Kiền - Trường Đại học Vinh, Một số biện pháp nâng cao hứng
thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Vinh, Tạp chí
Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 18-22.
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, TP.HCM.
Phan Thị Tú Nga, Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học huế, Tạp chí Khoa học Đại học
Huế (số 68), 2011.
Tiếng Anh
Nunnally, Jc, & Burnstein, I.H. (1994), Psychometric Theory, 3rd Edition New York: McGraw-Hill.
Saunders, M., Lewis, P., & Thronhill, A. (2003), Research method for business