Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHƯƠNG 5 (Trang 27 - 35)

1. Những quy định chung

1.3. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

- Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, qui hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.

-.Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.

-.Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, qui chuẩn kĩ thuật, qui định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mĩ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

1. Những quy định chung

1.3. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

- Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lí; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. - Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo qui định, trừ trường hợp pháp luật qui định.

- Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

1. Những quy định chung

1.3. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được qui định như sau:

Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế theo qui định;

- Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với qui hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.  

2.1.Trình tư thiết kế

 - Bước 1: lên kế hoạch thiết kế sơ bộ – Bước 2: Thiết kế cơ sở

– Bước 3: Thiết kế kỹ thuật

– Bước 4: Thiết kế các bản vẽ xây dựng

– Bước 5: Quy trình thiết kế bổ sung riêng theo các thông lệ quốc tế hoặc do chủ đầu tư đưa ra khi quyết định đầu tư vào dự án.

2.2.Quản lí công tác thiết kế (DD34NDD15/2021)

1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.

2. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế

2.2.Quản lí công tác thiết kế (DD34NDD15/2021)

2. Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.

3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.

2. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế

2.2.Quản lí công tác thiết kế (DD34NDD15/2021)

4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

3.Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Đ80Luật XD2014)

a.)Phương án công nghệ: 

Tùy theo công trình muốn xây dựng để lựa chọn công nghệ phù hợp. Ví dụ đối với công trình thiết kế xây dựng nhà ở, có những phương án làm móng cọc, khoan nhồi hay tường vây, phương án sử dụng bê tông tươi… Đối với công trình thiết kế xây dựng là cầu đường cũng có nhiều giải pháp công nghệ như phương pháp đúc hẫng, dây văng, xây bằng chữ T, chữ I…

3.Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Đ80Luật XD2014)

b.)Công năng sử dụng:

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể thiết kế xây dựng công trình theo những hướng khác nhau: công trình là nhà ở, đền chùa, trung tâm mua sắm, công trình giao thông, cầu đường... 

c.)Phương án kiến trúc:

Khi thiết kế xây dựng công trình, sẽ có nhiều phương án thiết kế với kiến trúc khác nhau. Có phương án thiết kế theo phong cách rộng rãi, cũng có phương án thiết kế theo phong cách nhỏ gọn, ấm cúng. Cần chọn ra phương án thiết kế tối ưu nhất để vừa đảm bảo về chất lượng, lại vừa đảm bảo về kinh phí xây dựng công trình.

d.)Tuổi thọ công trình:

Ngoài một bản vẽ thiết kế đẹp thì tuổi thọ công trình cũng là một yếu tố cần được quan tâm hàng đầu khi thiết kế xây dựng công trình. Tuổi thọ công trình thường được tính từ thời điểm công trình được đưa vào khai thác đến khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kỹ thuật thi công, vật liệu xây dựng, phương án thiết kế…

Đ)Phương án kết cấu:

Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế xây dựng công trình. Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của kết cấu xây dựng là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng, ổn định.

Kết cấu xây dựng bao gồm việc tính toán tác động của các nội lực, ngoại lực, các lực đỡ lên hệ chịu lực của công trình.

e.)Phương án phòng chống cháy nổ:

Những năm trở lại đây, nhiều vụ cháy nổ xảy ra thường xuyên với nhiều nguyên nhân: chập điện, rò điện… khiến cho người dân luôn sống trong tình trạng bất an, lo sợ. Với phương châm an toàn là trên hết, cần lựa chọn những phương án phòng chống cháy nổ tối ưu như luôn trang bị bình cứu hỏa cho công trình xây dựng, ưu tiên sử dụng vật liệu khó bắt lửa…

f)Sử dụng năng lượng tự nhiên:Tùy theo điều kiện xây dựng mà có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị với

nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời, sức gió, sức nước…, vừa đảm bảo an toàn, vừa bảo vệ môi trường lại tiết kiệm điện năng.

3.Nội dung thiết kế xây dựng công trình (Đ80Luật XD2014)

g.)Bảo vệ môi trường:

Trong quá trình thiết kế xây dựng cần chú ý những giải pháp bảo vệ môi trường như: sử dụng vật liệu thân thiện với thiên nhiên, tận dụng vật liệu thừa cũng như thiết kế những mảng xanh cho công trình…

h.)Dự toán chi phí:

Đây là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch và quản lý tài chính trong quá trình thiết kế xây dựng công trình. 

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHƯƠNG 5 (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(47 trang)