Quy trình thực hiện nghiệp vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG.DOC (Trang 25 - 30)

I. Chức năng và nhiệm vụ của Ban

1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ

B1: Thành lập nhóm nghiên cứu; B2: Xây dựng đề cương;

B3: Thu thập thông tin; B4: Viết nghiên cứu;

B5: Họp nhóm nghiên cứu hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu; B6: Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp.

2. Nội dung từng bước và phương pháp thực hiện.

B1: Thành lập nhóm nghiên cứu.

Thành lập 1 nhóm nghiên cứu gồm 3-5 người trong đó bầu ra 1 nhóm trưởng, 1 nhóm phụ và còn lại là các thành viên phụ trách các nhiệm vụ được giao. B2: Xây dựng đề cương sơ bộ.

Đề cương bao gồm 3 phần:. Phần mở đầu:

Phần thứ nhất: Mục đích, yêu cầu, căn cứ việc lập quy hoạch điều chỉnh phát triển GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2010.

1. Mục đích

2. Căn cứ điều chỉnh quy hoạch 3. Yêu cầu

4. Phạm vi nghiên cứu

Phần thứ hai: Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống GTVT đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010.

I.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội. 1.Vị trí địa lý.

2. Điều kiện tự nhiên. 3.Dân số.

4.Nguồn nhân lực.

II.Tổng quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1994-1999. III.Thực trạng hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Phúc.

1.Quy hoạch hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1994-1999.

2. Đầu tư phát triển hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1994-1999. 3.Tổng quát thực trạng hệ thống GTVT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1994-1999. IV.Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống GTVT.

1.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc. 2.Những vấn đề đặt ra cần điều chỉnh.

V.Phương hướng phát triển GTVT đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000- 2010.

1.Quan điểm chủ đạo và mục tiêu phát triển. 2.Nội dung phát triển hệ thống GTVT.

3.Một số định hướng phát triển hệ thống GTVT đến năm 2020.

1.Giải pháp huy động vốn.

2.Giải pháp về cơ chế chính sách. 3.Giải pháp về phát triển nguồn lực. 4.Giải pháp về khoa học công nghệ. VII.Kết luận và kiến nghị.

Bước 3: Thu thập thông tin.

-Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là thu thập tài liệu điều tra cơ bản về các yếu tố nguồn lực phát triển .

-Phương pháp thực hiện công tác thu thập thông tin: + Điều tra thực tế.

+ Tìm kiếm thông tin trên internet và các các tài liệu liên quan. + Sử dụng phương pháp dự báo tăng trưởng,chạy mô hình… Bước 4: Viết nghiên cứu.

-Từ thông tin thu thập được ở bước 3 có thể dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động đến quá trình phát triển kết cấu hạ tầng để đưa ra những nhận định, dự báo về:

+ Điều kiện phát triển, những thuận lợi – khó khăn, lợi thế so sánh với các tỉnh khác và xa hơn nữa là có tính cạnh tranh quốc tế.

+ Xác định được vị trí, vai trò của tỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề cận. + Xây dựng các giải pháp, chính sách, cơ chế nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Ví dụ minh chứng: Điều kiện địa chất, thuỷ văn và vật liệu xây dựng.

Xét về điều kiện địa chất, thuỷ văn và vật liệu xây dựng của tỉnh nhận thấy có những thuân lợi và khó khăn cho sự phát triển, xây dựng giao thông.

- Vùng trung du và vùng núi có cơ sở nền móng cho xây dựng công trình chắc chắn, có nguồn vật liệu đất đắp tại chỗ rất tốt, là cơ sở để giảm suất đầu tư cho công trình.

- Tuy vậy một khó khăn khác kèm theo là số lượng công trình thoát nước lớn hơn.

- Là một tỉnh có cả địa hình vùng núi song Vĩnh Phúc lại khá nghèo về khoáng sản, trong đó kể cả vật liệu đá xây dựng. Đá xây dựng ở Vĩnh Phúc chủ yếu là đá hoa cương(Granit) chỉ tốt cho xây dựng nhà cửa, không phù hợp cho việc xây dựng đường xá. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có các mỏ đá Tân Lập (Lập Thạch), Yên Mỹ (Xuân Hoà - Mê Linh), Minh Quang vàTrung Mỹ (Bình Xuyên). Tất cả mỏ đá này chỉ sản xuất các loại đá thông thường cho xây dựng dân dụng, song chưa có mỏ đá nào có dây chuyền sản xuất vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD) cho xây dựng các lớp móng đường. Năm 1996-1997 mỏ đá Yên Mỹ có dây chuyền sản xuất vật liệu CPĐD cho xây dựng các lớp móng đường song hiện nay cũng không còn, đã chuyển đi nơi khác. Những năm vừa qua do thiết kế áp dụng loại vật liệu CPĐD nhưng địa bàn tỉnh không có nên nhiều công trình đường các nhà thầu không có biện pháp thích hợp mà lại đưa hỗn hợp cốt liệu đất đá trộn không đúng tiêu chuẩn vào nên ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình và quan tâm xã hội. Đây là đặc điểm đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tăng cao suất đầu tư xây dựng công trình nếu sử dụng CPĐD mua ở tỉnh ngoài.

- Vùng đồng bằng khó khăn chủ yếu là nền móng kém, vật liệu xây dựng ngay cả đất đắp cũng hiếm. Các công trình đường cũ được xây dựng từ xưa nên đường chất lượng rất kém, phần lớn được đắp thủ công với kỹ thuật thấp kém. Đến nay do sự phát triển tăng lớn của lưu lượng và tải trọng xe khiến hầu hết bị phá hoại dạng chảy dẻo( lún cao su, sạt lở).

- Hai mặt phía Tây và Nam của tỉnh là 2 con sông lớn (sông Hồng và sông Lô) có tiềm năng lớn cho vận tải thuỷ song lại bất lợi cho công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ.Về mùa lũ các xã ven đê và vùng nhiều hồ đầm bị ngập lụt gây hư hỏng nặng cho hệ thống đường xá. Đây là một đặc điểm cần đặc biệt quan tâm để định hướng đầu tư một cách chính xác loại hình kết cấu công trình giao thông, chẳng hạn như áp dụng kết cấu mặt đường bê tông, xi măng, gia cố lát mái đường…

Bước 5: Họp nhóm nghiên cứu báo cáo nghiên cứu.

-Tập hợp thông tin sau khi đã được các thành viên nhóm nghiên cứu, phân tích và đánh giá là hoạt động của bước này. Các thành viên nhóm cùng hội thảo, bàn luận, chia sẻ, thống nhất ý kiến để xây dựng Báo cáo.

-Phương pháp thực hiện: lấy ý kiến trực tiếp. Bước 6: Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp.

-Sau khi hoàn thành Báo cáo nghiên cứu, Ban sẽ gửi Báo cáo cho chủ đầu tư là Sở Ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc để hội thảo, đóng góp ý kiến. Sau khi chỉnh sửa Sở Kế hoạch - đầu tư gửi Báo cáo lên Uỷ Ban nhân dân tỉnh dưới sự chấp nhận của Bộ Giao Thông để thẩm định và phê duyệt.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG.DOC (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w