TỚI PHAY PHÁ ĐỨT GẪY
4.1. Trường hợp thay đổi độ sâu đặt đường lò.
Với mô hình và các tham số cơ học của các lớp đất đá như đã nên trong mục 3.2 chương 3, trong trường hợp thay đổi chiều sâu đặt đường lò tác giả khảo sát với các chiều sâu đặt đường lò bằng 200 m, 400 m, 600 m, và khoảng cách từ pháy phá tới đường lò bằng 2m, 4m, 5m, 6m, 7m, 8m,. Kết quả tổng hợp biến dạng của đất đá xung quanh đường lò thể hiện trong các biểu đồ sau:
Biến dạng của đường lò cách phay phá 4 m Biến dạng của đường lò cách phay phá 2 m Biến dạng của đường lò cách phay phá 6 m Biến dạng của đường lò cách phay phá 7 m Biến dạng của đường lò cách phay phá 8 m
Hình 4. 1. Biến dạng của đường lò khi thay đổi chiều sâu đặt đường lò
Nhận xét :
- Về biến dạng xung quanh đường lò: từ các biểu đồ trên ta thấy
+ Khi chiều sâu đặt đường lò tăng lên thì biến dạng chung của cả đường lò tăng theo. + Mặc dù ở các độ sâu khác nhau nhưng biến dạng lớn nhất vẫn ở gương thi công và phần nóc gần gương là chủ yếu
+ Khi khoảng cách từ đường lò tới phay phá càng xa, chiều sâu đặt đường lò tăng lên thì biến dạng có xu hướng giảm dần đi
- Về vùng phá hủy dẻo xung quanh đường lò:
+ Khi khoảng cách từ đường lò tới phay phá giảm đi thì vùng phá hủy dẻo có xu hướng mở rộng ra, nhưng từ giá trị chiều tối thiểu trở đi thì vùng phá hủy dẻo hầu như không phát triển thêm nữa.
- Về ứng suất xung quanh đường lò:
+ Vùng tập trung ứng suất lớn nhất theo phương thẳng đứng luôn phân bố tại vùng đất đá nguyên khối, không tập trung tại vùng phay phá. Khi khoảng cách từ phay phá đứt gẫy đến đường lò đủ lớn thì vùng tập trung ứng suất lớn nhất đối xứng với trục đường lò.
Từ các phân tích trên và mục 3.4 ta rút ra khoảng cách tối thiểu từ phay phá đứt gẫy tới đường lò như sau:
Bảng 4. 1. Khoảng cách tối thiểu từ phay phá đứt gẫy tới đường lò ứng với các chiều sâu
Chiều sâu đặt công trình 200 m 400 m 600 m
Khoảng cách tối thiểu 6m 7m 8m
Như vậy ta thấy khi chiều sâu đặt đường lò tăng lên 200m thì khoảng cách tối thiểu tăng thêm 1m.