4.3.1 Bảo vệ thiết bị
Optix OSN 3500 hỗ trợ các mức bảo vệ thiết bị khác nhau đối với từng dịch vụ, tùy theo mục đích mà ta có thể cấu hình các mức bảo vệ hoặc không cần bảo vệ. OSN 3500 hỗ trợ các mức bảo vệ thiết bị như sau:
Bảo vệ ở chế độ 1:N TPS cho các board xử lý. Bảo vệ 1+1 hot backup cho đơn vị kết nối chéo. Bảo vệ 1+1 hot backup cho đơn vị nguồn.
Bảo vệ 1+1 hot backup cho đơn vị quản lý và giao tiếp.
Các board xử lý của Optix OSN 3500 được đặt ở chế độ dự phòng bao gồm các board PQ1, PQM, PL3, PD3, SPQ4 và SEP1.
4.3.2 Bảo vệ mạng
Optix OSN 3500 hỗ trợ tất cả các cơ chế bảo vệ mạng thông thường như MSP, Path Protection, SNCP.
Phương pháp này sử dụng cách thức bảo vệ 1+1 và cấu trúc “Transmitting end bridged, while the receiving switch”. Một sợi là sợi hoạt động và một sợi là sợi dự phòng. Luồng tín hiệu sẽ được truyền đi trên hai sợi cáp, nhưng theo hai hướng ngược chiều nhau. Phía đầu cuối thu lưạ chọn tín hiệu từ sợi active hoặc standby tùy thuộc vào chất lượng của hai sợi.
MSP
Trong phương pháp này, các tuyến làm việc và tuyến bảo vệ được truyền qua các sợi quang khác nhau. Sẽ có một chuyển mạch bảo vệ trên mỗi đường sau khi luồng tín hiệu được cộng thêm hay cắt ra ở mỗi node. Bình thường tín hiệu luồng tốc độ thấp được thêm vào và cắt ra chỉ trên một sợi cáp hoạt động, trong khi sợi bảo vệ để rỗi.
SNCP
Khi cấu hình của mạng ngày càng phức tạp, việc sử dụng phương thức bảo vệ liên kết mạng con SNCP để bảo vệ dịch vụ cho phép thích ứng với nhiều cấu trúc mạng khác nhau với tốc độ chuyển mạch nhanh.
Phương thức bảo vệ SNCP sẽ thay thế kết nối sub-network bị lỗi sang kết nối sub- network dự phòng. Tiêu chuẩn chuyển mạch dựa trên SNCP/I. Phương thức này cho thấy chế độ chuyển mạch tự động sẽ xảy ra khi xuất hiện một lỗi TU-AIS hoặc TU- LOP trên kết nối sub-network chính.
SNCP sử dụng phương thức bảo vệ 1+1. Các dịch vụ được gửi đồng thời trên hai hướng liên kết sub-network chính và hướng bảo vệ. Khi liên kết sub-network chính bị ngắt hoặc khi tính năng làm việc bị suy giảm đến một mức nào đó thì ở đầu cuối thu của liên kết sub-network, tín hiệu từ sub-network sẽ được lựa chọn theo nguyên tắc lựa chọn thích hợp.
Phương thức bảo vệ SNCP tuân theo khuyến nghị G.841 của ITU-T và thời gian chuyển mạch nhỏ hơn hoặc bằng 50 ms.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Do thời gian thực tập chưa nhiều nên báo cáo chỉ trình bày về cấu trúc phần cứng cơ bản của thiết bị ghép SDH OSN 3500. Hiện tại, công nghệ truyền dẫn quang đã dần chuyển sang công nghệ IP, DWDM nên các thiết bị ghép bước sóng dần dần bị thay thế. Sự bùng nổ của công nghệ IP hứa hẹn sẽ trở thành một xu thế của ngành viễn thông trong tương lai.
Sau khi hoàn thành khóa thực tập tại Phòng Truyền dẫn-Trung tâm kỹ thuật KV3 dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các Anh ở Phòng, em đã hiểu rõ hơn về những lý thuyết đã được học ở trường, học hỏi thêm được những kiến thức mới- công nghệ mới, biết được cách hàn nối cáp quang…Những kiến thức có được sau khi thực tập cộng với kiến thức căn bản được học ở trường sẽ là hành trang vững chắc để em vận dụng vào công việc trong tương lai.
Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 38/39
Tìm Hiểu Thiết Bị Truyền Dẫn Quang Optix OSN 3500
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
[1] TS. Cao Phán, ThS. Cao Hồng Sơn (2007). Ghép Kênh Tín Hiệu Số. Hà Nội: Học Viện Bưu Chính Viễn Thông (tài liệu lưu hành nội bộ).
Tiếng Anh:
[2] HuaWei. (2008). OptiX OSN 3500 Intelligent Optical Transmission System V100R007 Hardware Description. People's Republic of China: Huawei Technologies Co., Ltd.
[3] HuaWei. (2008). OptiX OSN 3500 Intelligent Optical Transmission System V100R007 Planning Guidelines. People's Republic of China: Huawei Technologies Co., Ltd.
[4] Website: thietbitudong.com.vn
Thực Tập Tốt Nghiệp Trang 39/39
Tìm Hiểu Thiết Bị Truyền Dẫn Quang Optix OSN 3500