Xuất một số biện pháp quản lý, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại Thông

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Nghiên cứu bệnh hại lá cây Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb ) và đề xuất biện pháp quản lý bệnh tại núi Luốt trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp” (Trang 39)

Thông tại khu vực nghiên cứu

Mục đích cuối cùng của khoa học bệnh cây là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế, nhằm hạn chế tác hại của bệnh, bảo vệ cây, làm cho cho cây sinh trƣởng phát triển cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Từ ý nghĩa đó, công tác phòng trừ bệnh cây nói chung và bệnh cây rừng nói riêng

ý nghĩa năng suất cây không bị ảnh hƣởng ( Giáo trình bệnh cây rừng-tập II- 1992).

Tại khu vực nghiên cứu là rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài, do đó khả năng xâm nhập, lây lan và phát triển của nấm bệnh rất thuận lợi. Do vậy, việc phòng trừ nấm bệnh nơi đây dựa trên phƣơng pháp quản lý vật gây hại tổng hợp ( IPM), Phòng trừ bệnh cây đảm bảo yếu tố cân bằng sinh thái, có tính chất khả thi và phù hợp với điều kiện dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu.

Đối với bệnh rụng lá Thông và bệnh khô xám lá Thông đuôi ngựa nơi đây có phân bố đều và mức độ bị hại vừa đến nặng. vì vậy. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại nhƣ sau:

- Giai đoạn gieo ƣơm nên kiểm tra chất lƣợng và tuyển chọn hạt giống, nhằm ngăn chặn mầm mống vật gây bệnh. Những hạt giống đƣợc chọn phải có phẩm chất tốt. Ngoài ra, cần sử lý hạt giống trƣớc khi đem gieo để tiêu diệt nguồn bệnh.

- Đất trồng Thông phải phù hợp với vùng sinh thái, nhằm tạo điều kiện thuần lợi cho cây sinh trƣởng và phát triển tốt.

- Cũng có thể nghiên cứu trồng hỗn giao một số loài nhƣ cây Keo và cây Thông cùng 1 số loài cây bản địa phù hợp, để hạn chế khả năng chọn lọc cây chủ của vật gây bệnh, từ đó làm giảm tác hại của bệnh và có thể hạn chế dịch bệnh lây lan.

- Định kỳ điều tra bệnh hại, nhằm sớm phát hiện bệnh hại để có biện pháp phòng trừ.

- Áp dụng các biện pháp vật lý- cơ giới vào công tác phòng trừ bằng cách chặt bỏ cành, cụm lá bị bệnh và cây bị bệnh để giảm bớt nguồn bệnh.

- Chăm sóc và quản lý cây rừng: Công tác chăm sóc và quản lý là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển cũng nhƣ khả năng kháng bệnh của cây rừng. Do đó, để thuận lợi cho công việc chăm sóc quản lý thì chúng ta phải tăng cƣờng công tác điều tra, giám sát tình

hình bệnh hại của khu vực. Ngoài ra, cần chú trọng công tác bảo vệ rừng, nhằm hạn chế những tác động xấu đến cây trồng, giảm sự phát sinh, phát triển của bệnh hại.

- Trong điều kiện phải phun thuốc hóa học, có thể sử dụng các loại thuốc sau:

+ Bệnh rụng lá Thông :

(.) Rắc hỗn hợp tro bếp và vôi với tỉ lệ 9 phần vôi + 1 phần tro, 15 ngày 1 lần dƣới tán cây, rắc 2 đến 3 lần . (http://luanvan.co/luan-van/quan-ly-sau- benh-hai-rung-trong-18128).

(.) Phun bordo 1% hoặc Zineb 0,5% hoặc Tuzed 0,8%, 15 ngày 1 lần, phun vài ba lần.

+ Bệnh khô xám lá Thông: Bệnh rất khó phòng trừ, đến nay chƣa tìm ra biện pháp hữu hiệu.

Việc sử dụng thuốc hóa học phải đảm bảo đúng thuốc, đúng liều lƣợng, tránh tác động xấu đến môi trƣờng, con ngƣời và vi sinh vật có ích, đảm bảo về hiệu quả phòng trừ cũng nhƣ giá trị kinh tế.

PHẦN V

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua điều tra, nghiên cứu bệnh hại lá trên cây Thông đuôi ngựa tại Núi Luốt trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tại khu vực nghiên cứu đã xuất hiện 2 loại bệnh hại lá chủ yếu trên loài Thông đuôi ngựa là bệnh khô xám lá Thông và bệnh rụng lá Thông. Nguyên nhân gây bệnh khô xám lá Thông là do nấm bào tử lông roi (Pestalotipsis funerea Desm.); bệnh rụng lá Thông là nấm rụng lá (Lophodermium pinastri

Chev.).

- Tỷ lệ bị bệnh của bệnh khô xám lá Thông là 97,5% và bệnh rụng lá Thông đuôi ngựa là 87,2%. Cả hai loại bệnh đều có phân bố đều. Mức độ bị hại của bệnh khô xám lá Thông là 57,25%, ở mức nặng. Bệnh rụng lá Thông mức độ bị hại là 39,22% ở mức đông vừa.

- Ảnh hƣởng của các nhân tố phi sinh vật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh:

+ Địa hình: ở các vị trí khác nhau thì mức độ bị hại khác nhau, cụ thể là ở chân đồi có mức độ bị hại cao nhất bệnh khô xám mức độ bị hại 58,23% và bệnh rụng lá mức độ bị hại là 40,47%. Tiếp theo là sƣờn đồi mức độ bị hại của bệnh khô xám là 57,84% và bện rụng lá là 38,97%. Đỉnh đồi mức độ bị hại nhẹ nhất, mức độ bị hại của bệnh khô xám là 55,46% và bệnh rụng lá là 38,20%.

+ Hƣớng phơi: hƣớng Đông Nam mức độ bị hại của bệnh khô xám là 57,56% và bệnh rụng lá là 39,46%. Hƣớng Tây Bắc mức độ bị hại của bệnh khô xám là 56,94% và bệnh rụng lá là 38,99%. Nhƣ vậy ở sƣờn Đông Nam có tỷ lệ và mức độ hại cao hơn sƣờn Tây Bắc.

+ Độ ẩm, nhiệt độ, lƣợng mƣa tăng thì mức độ bị hại của bệnh khô xám và rụng lá Thông cũng tăng lên.

- Tại khu vực nghiên cứu mức độ bị hại của hai loại bệnh rụng lá Thông và khô xám lá Thông ở mức vừa đến nặng. Vì vậy, nên định kỳ điều tra bệnh hại, nhằm sớm phát hiện thời kỳ hình thành triệu chứng bệnh. Xác định chính xác quy luật phát sinh, phát triển của vật gây bệnh đối với từng loại bệnh để có biện pháp phòng trừ. Áp dụng các biện pháp vật lý - cơ giới vào công tác phòng trừ bằng cách chặt bỏ các cành, cụm lá bị bệnh và cây bị bệnh để giảm bớt nguồn bệnh. Không cần thiết phải phun thuốc nếu chƣa phát sinh, phát triển quá nhanhđể tránh tác động xấu đến môi trƣờng, con ngƣời và sinh vật có ích, đảm bảo về hiệu quả phòng trừ cũng nhƣ giá trị kinh tế.

5.2 Tồn tại

Thời gian thực hiện khóa luận, tôi nhận thấy một số tồn tại sau:

- Do thời gian nghiên cứu ngắn nên chƣa xác định đƣợc quy luật phát sinh, phát bệnh trong năm, thời gian nào trong năm nấm bệnh phát triển và gây hại lá Thông đuôi ngựa mạnh nhất.

- Việc nghiên cứu mới chỉ tiến hành điều tra ngoài thực địa, chƣa tiến hành thí nghiệm nuôi cấy nấm để nghiên cứu đặc tính sinh học, tính gây bệnh của vật gây bệnh.

- Khóa luận chƣa đánh giá ảnh hƣởng của rừng hỗn giao đến sự phát sinh phát triển của bệnh.

- Do hạn chế về thời gian nên khóa luận chỉ đánh giá đƣợc một cách sơ bộ sự ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trƣởng phát triển của nấm bệnh.

5.3 Kiến nghị

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và một số tồn tại trên, tôi đề xuất một số biện pháp sau:

- Khóa luận nên đƣợc tiến hành trong thời gian dài để điều tra, phát hiện đƣợc hết các loài nấm gây bệnh trên cây Thông đuôi ngựa, nhằm nghiên cứu kỹ hơn quy luật phát sinh, phát triển của nấm bệnh.

- Cần nghiên cứu kỹ hơn nữa về đặc tính sinh học của các loài nấm gây bệnh hại làm cơ sở cho công tác dự báo bệnh hại.

- Cần có những thiết bị đầy đủ và chính xác, từ đó có những kết luận đúng về nhân tố chủ đạo, quy luật phát sinh và phát triển bệnh làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo bệnh hại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Chƣơng trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Quản lý sâu bệnh hại rừng, Hà Nội.

2. Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hƣng, Trần Công loanh, Trần văn Mão ( 1992), Quản lý bảo vệ rừng - tập 2 , Trƣờng Đại học lâm nghiệp, Hà Nội

3. Trần Văn Mão (1997), bệnh cậy rừng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,Hà Nội. 4.Đƣờng Hồng Dật ( 1979 ), Khoa học bệnh cây, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội

5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão(2001), Điều tra dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Quang Thu, Bệnh cây học, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Hạ Vận Xuân (2008), Nấm học, NXB Lâm nghiệp, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:“Nghiên cứu bệnh hại lá cây Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb ) và đề xuất biện pháp quản lý bệnh tại núi Luốt trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp” (Trang 39)