Thành phần, nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI VÀ BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT (Trang 25 - 42)

L ời nói đầu

5 Thành phần, nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi

5.1 YÊU CẦU CHUNG

Báo cáo nghiên cứu khả thi phải đạt được các yêu cầu chủ yếu sau đây:

5.1.1 Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc

dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm

thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

1) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt

bằng xây dựng;

2) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

3) Các giải pháp kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính

24

4) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công

trình;

5) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; giải pháp phòng, chống cháy, nổ; 6) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

5.1.2 Sự cần thiết đầu tư

1) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử

dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

2) Khả năng bảo đảm các yêu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ

thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời

gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản

lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

3) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo

vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng chống cháy, nổ và các nội dung

cần thiết khác;

4) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rỉu ro, chi phí khai thác sử dụng công

trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ

trợ thực hiện dự án;

5) Các nội dung khác có liên quan.

5.1.3 Nội dung hồ sơ cần phân tích được các nội dung sau đây:

1) Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án phải được làm sáng tỏ, rõ ràng và đảm bảo về kinh tế - kỹ thuật. 2) Phân tích và lựa chọn kinh tế - kỹ thuật, hợp lý và khả thi cho các nội dung sau:

- Vùng tuyến của công trình đầu mối và đường dẫn chính, các hạng mục công trình chính;

- Quy mô, kích thước và kết cấu công trình đầu mối;

- Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình cho công trình đầu mối, đường dẫn chính và các hạng mục công trình chính;

- Tổng mặt bằng thi công;

- Phương án xử lý nền, biện pháp thi công các công trình chính;

- Khối lượng và vốn đầu tư;

- Phân tích hiệu quả kinh tế.

3) Các công trình thứ yếu phải hợp lý, khả thi.

5.2 THÀNH PHẦN HỒ SƠ

25 2) Các nội dung kèm theo báo cáo chính;

3) Báo cáo tóm tắt;

4) Thiết kế cơ sở (gồm cả thuyết minh và bản vẽ);

5) Các báo cáo chuyên ngành; 6) Phụ lục tính toán;

7) Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc bản cam kết bảo vệ môitrường);

8) Tổng mức đầu tư.

5.3 NỘI DUNG HỒ SƠ

5.3.1 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, THU THẬP TÀI LIỆU

5.3.1.1 Trường hợp dự án đã được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án quan trọng quốc

gia và dự án nhóm A) hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự án nhóm B và C) thì phải sử

dụng tối đa các khối lượng điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, cũng như các vấn đề chính đã được

nghiên cứu, kết luận, thông qua và phê duyệt; đồng thời đề xuất bổ sung, cập nhật các nội dung cần

thiết để lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

5.3.1.2 Đối với các dự án không được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thì phải thực hiện điều tra, thu thập, khảo sát các loại tài liệu theo các nội dung dưới đây:

1) Yêu cầu về tài liệu: Các tài liệu thu thập đều phải ghi rõ nguồn gốc, cơ quan hoặc cá nhân chịu

trách nhiệm khảo sát, thu thập.

2) Tài liệu về cơ sở pháp lý

Các văn bản pháp lý, các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ, chính quyền địa phương

hoặc nhà tài trợ liên quan đến việc đầu tư dự án và cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi. 3) Tài liệu địa hình

Nội dung tài liệu địa hình đủ điều kiện để làm cơ sở so chọn được vùng tuyến hợp lý bố trí các hạng

mục công trình chính của công trình đầu mối và đường dẫn chính. Thành phần, khối lượng khảo sát thực hiện theo quy định trong tiêu chuẩn về địa hình.

4) Tài liệu địa chất công trình, địa chất thủy văn

Nội dung tài liệu địa chất đủ để làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình ở các vùng tuyến nghiên cứu để

lựa chọn vùng tuyến hợp lý. Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình; trữ lượng và chất lượng của vật liệu xây dựng thiên nhiên; đề xuất các biện pháp để xử lý các vấn đề phức tạp về địa chất

công trình. Thành phần, khối lượng khảo sát thực hiện theo quy định trong tiêu chuẩn vềđịa chất. 5) Tài liệu sông ngòi, khí tượng, thủy văn, thủy năng

- Tài liệu về sông ngòi và xác định các đặc trưng thủy lực hệ thống kênh rạch, sông ngòi vùng dự

án và tại những vị trí cần thiết liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, kích thước, kết cấu của các

26

- Thu thập và khảo sát các tài liệu về khí tượng thuỷ văn, thuỷ năng và xác định các đặc trưng

chính về khí tượng thủy văn của lưu vực và vùng dự án;

- Đánh giá điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn, sông ngòi của lưu vực và vùng dự án. 6) Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất và thổ nhưỡng:

- Bản đồ tài nguyên đất và thổ nhưỡng của vùng dự án tỷ lệ từ 1/100.000 đến 1/10.000 tùy theo quy mô của dự án;

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất và phương hướng quy hoạch sử dụng và phát triển đất trong

vùng dự án.

b) Tài nguyên rừng:

- Bản đồ tài nguyên rừng tỷ lệ từ 1/100.000 đến 1/10.000 tùy theo quy mô rừng;

- Đánh giá thực trạng và phương hướng quy hoạch phát triển tài nguyên rừng trong lưu vực có liên

quan đến vùng dự án. c) Khoáng sản:

Lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về tình hình tài nguyên, khoáng sản và ý kiến về việc xây dựng dự án.

d) Tài nguyên nước:

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước trong vùng dự án, trên các mặt: sử dụng, khai thác, bảo vệ;

tình hình úng, hạn, ngập mặn, thuỷ tai;

- Nghiên cứu và phân tích quy hoạch sử dụng tổng hợp, khai thác, bảo vệ, phát triển tài nguyên

nước;

- Nghiên cứu để đề ra hoặc rà soát lại (nếu đã có) phương hướng phát triển, bảo vệ và khai thác

tài nguyên nước, hạn chế thuỷ tai trong vùng dự án với yêu cầu gắn nước với đất rừng, cây trồng và vật nuôi, gắn thủy lợi với nhu cầu phát triển tổng hợp.

7) Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội.

a) Dân số và xã hội:

Đánh giá thực trạng dân số, xã hội, dân tộc, mức sống, tỷ lệ hộ đói nghèo; điều kiện vệ sinh và sức

khỏe cộng đồng; quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa xã hội trong vùng dự án và các vùng có liên quan trong những năm qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây.

b) Nông nghiệp và thiên tai:

Đánh giá hiện trạng, diện tích, năng suất, sản lượng,cơ cấu cây trồng, tình hình thiên tai và mức độ ảnh hưởng của thiên tai trong những năm qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, phương hướng phát

triển nông nghiệp và nông thôn vùng dự án và các vùng có liên quan. Thu thập bản đồ hiện trạng nông

27 c) Công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải:

Đánh giá hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng

và giao thông vận tải trong vùng dự án và các vùng có liên quan. Thu thập bản đồ hiện trạng vùng dự

án (tỷ lệ từ 1/25.000 đến 1/ 10.000).

d) Cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:

Khảo sát đánh giá hiện trạng yêu cầu cấp nước và quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp nước sinh

hoạt, công nghiệp và nông nghiệp trong vùng dự án.

e) Môi trường sinh thái:

Đánh giá khái quát tình hình môi trường và sinh thái trong vùng dự án, đặc biệt đối với vùng dự án có

liên quan tới khu vực bảo tồn thiên nhiên.

f) Các lĩnh vực khác:

Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội khác (điều kiện về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán) có liên

quan đến mục tiêu, nhiệm vụ và quy mô của dự án.

5.3.2 NỘI DUNG BÁO CÁO CHÍNH 5.3.2.1 Tổng quát

1) Mở đầu

- Chủ đầu tư;

- Đơn vị tư vấn và nhân sự lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Thời gian lập và quá trình nghiên cứu.

2) Những căn cứ để lập báo cáo nghiên cứu khả thi. 3) Giới thiệu chung về dự án

a) Bản đồ Việt Nam trong đó đánh dấu vị trí vùng dự án.

b) Tóm tắt những dự kiến được nêu trong quy hoạch.

c) Tóm tắt dự án và tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phương án dự kiến chọn:

- Tên dự án;

- Địa điểm xây dựng;

- Mục tiêu dự án;

- Nhiệm vụ dự án;

- Quy mô dự án (đối với dự án sửa chữa, nâng cấp phải lập bảng so sánh các thông số trước và sau dự án);

- Tiêu chuẩn thiết kế;

28

- Các hạng mục công trình;

- Vốn đầu tư xây dựng;

- Diện tích sử dụng đất;

- Chỉ tiêu kinh tế.

4) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và tham khảo.

5.3.2.2 Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn 1) Điều kiện tự nhiên, xã hội:

- Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, địa mạo;

- Địa chất công trình, địa chấn, địa chất thủy văn;

- Khí tượng, thủy văn công trình, sông ngòi;

- Tài nguyên thiên nhiên;

- Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội.

2) Hiện trạng thủy lợi vùng dự án:

- Tài liệu về nhiệm vụ, quy mô, năng lực thiết kế, quá trình vận hành của các công trình thủy lợi

trong vùng dự án khi xây dựng; quá trình đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hiệu quả của các đầu tư đó;

các kế hoạch, quy hoạch dự kiến đầu tư cho dự ánnhưngchưa thực hiện;

- Thu thập tài liệu, đo vẽ và đánh giá hiện trạng của các công trình, hạng mục công trình thủy lợi có liên quan đến nhiệm vụ của dự án (chất lượng, mức độ an toàn bền vững của công trình, năng lực và hiệu quả của công trình), phân tích nguyên nhân hư hỏng hoặc kém hiệu quả để tìm ra biện pháp sửa

chữa, nâng cấp. Bản đồ hiện trạng thuỷ lợi tỷ lệ từ 1/25.000 đến 1/10.000.

3) Các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án.

4) Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

a) Quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành. b) Nhu cầu nước để phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án và các vùng liên quan. c) Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư:

- Sự cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;

- Nhu cầu về thị trường đối với sản phẩm của dự án;

- Sự cần thiết đối với an ninh, quốc phòng (nếu có);

- Các mặt khác.

d) Các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

5.3.2.3 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án 1) Mục tiêu của dự án:

29 Trên cơ sở các kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, các nội dung quy hoạch (hoặc các kết luận trong báo cáo đề xuất chủ trươngđầu tư / báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, nếu có), đề xuất các

mục tiêu của dự án nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng dự án và các vùng liên quan.

2) Nhiệm vụ của dự án:

- Trên cơ sở các mục tiêu của dự án, xác định nhiệm vụ của dự án trong khuôn khổ khung phân định của quy hoạch (hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư / báo cáo nghiên cứu tiền khả thi). Trường hợp cần phải vượt ra ngoài khung quy hoạch (hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư / báo

cáo nghiên cứu tiền khả thi) thì cần đưa ra các luận cứ kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

- Tùy theo tình hình cụ thể của dự án, cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong số những loại

nhiệm vụ có liên quan.

5.3.2.4 Phương án tính toán cân bằng nước

1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước và kết quả tính toán:

- Phân tích các yếu tố khí hậu, khí tượng, yếu tố thủy văn, thủy lực, triều, mặn, bùn cát, chất lượng nước; các phương án biện pháp công trình liên quan đến việc xác định nguồn nước, khả năng cung

cấp và điều tiết nguồn nước (về mực nước, lưu lượng, tổng lượng, thủy năng, thời gian cung cấp);

- Tổng hợp và phân tích kết quả tính toán nguồn nước theo các phương án và lựa chọn phương án.

- Tổng hợp kết quả tính toán chiều cao nước dềnh của lũ theo tần suất thiết kế và kiểm tra.

2) Kết quả tính toán nhu cầu nước:

Tổng hợp kết quả tính toán các phương án về nhu cầu dùng nước cho các ngành trong vùng dự án,

cải tạo môi trường và các vùng có liên quan theo các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội nhằmđáp ứng mục tiêu nhiệm vụ dự kiến của dự án và các phương án bố trí công trình.

3) Kết quả tính toán thủy năng:

Tổng hợp kết quả tính toáncác phương án về thủy năng của dự án (nếu có)trên cơ sở đáp ứng mục

tiêu, nhiệm vụ dự kiến của dự án và các phương án bố trí công trình.

4) Các yêu cầu về phòng lũ:

- Đề xuất các biện pháp phòng chống và bảo đảm an toàn chống lũ (nếu có) trên cơ sở đáp ứng

mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và các phương án bố trí công trình;

- Đánh giá khả năng tiêu thoát lũở hạ du đảm bảo an toàn công trình.

5) Kết quả tính toán cân bằng nước:

- Tổng hợp và phân tính kết quả tính toán trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu dùng nước với khả năng nguồn nước, kết hợp các yêu cầu phát điện và các yêu cầu khác, sơ bộ phân tích để lựa chọn phương án đảm bảo kinh tế - kỹ thuật về sử dụng tổng hợp nguồn nước hoặc để đáp ứng yêu cầu của

mục tiêu dự án.

- Trường hợp kết quả của sự lựa chọn này khác với quy hoạch phát triển thuỷ lợi (hoặc báo cáo

30

5.3.2.5 Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình, địa điểm xây dựng và qui mô công trình 1) Giải pháp xây dựng và biện pháp công trình:

- Trên cơ sở phân tích các kết luận nêu trong quy hoạch phát triển thuỷ lợi của lưu vực (hoặc báo

cáo đề xuất chủ trương đầu tư / báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây

dựng (sửa chữa nâng cấp hay xây dựng mới) để lựa chọn giải pháp xây dựng tối ưu;

Một phần của tài liệu QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI VÀ BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT (Trang 25 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)