Triển vọng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tinh dầu trong bảo quản thực phẩm (Trang 34 - 35)

Một ứng dụng thu hút của tinh dầu và các thành phần của chúng là trong các sản phẩm thực phẩm để kéo dài hạn sử dụng của thực phẩm thông qua hạn chế tăng sinh hoặc tồn tại các vi sinh vật. Tác động cảm quan của tinh dầu và thành phần của chúng trong các sản phẩm thực phẩm hiện đang hạn chế việc ứng dụng chúng vào thực phẩm đậm vị thường đi kèm với rau thơm, gia vị hoặc hạt nêm. Do đó nên khai thác tương tác đồng vận để giảm tác động cảm quan và theo đó hỗ trợ ứng dụng trong phạm vi sản phẩm lớn hơn.

Việc thiếu kiến thức cụ thể về thể thức tác dụng của các thành phần tinh dầu đơn lẻ cũng là nguyên nhân căn bản dẫn đến hiểu biết thiển cận nông cạn của chúng ta về thứ gì điều khiển sự đồng vận và đối kháng. Vì thế nghiên cứu tương lai nên tìm hiểu thêm nữa về thể thức tác động của các thành phần tinh dầu đơn lẻ, trong khi đó cũng khởi phát những nghiên cứu hệ thống về cơ chế đồng vận giữa những thành phần khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu vị trí tác dụng, trong khi ít nghiên cứu tiếp tục khám phá thể thức tác dụng. Ngoài ra đa phần công trình

nghiên cứu đến nay tập trung vào các sinh vật nhân sơ (prokaryote), và chúng ta biết ít về cơ chế tương tác của tinh dầu với nấm và nấm men. Bất kể vi sinh vật này, điều tra tương lai về thể thức tác dụng sẽ cần có chuẩn hóa các phương pháp nghiên cứu, những thực nghiệm bổ sung xác nhận tính hợp lệ của kết quả, và triển khai các kỹ thuật mới. Chọn một phương pháp sinh học hệ thống để điều tra thể thức tác dụng của các hợp chất kháng vi sinh vật không nghi ngờ gì sẽ làm lĩnh vực này tiến xa hơn. Phân tích hệ phiên mã và hệ protein có thể xác định được những con đường mục tiêu của chất kháng vi sinh vật, trong khi đó quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance/NMR spectroscopy), tinh thể học tia X (X-ray crystallography), và tạo mô hình vi tính hỗ trợ xác định những đơn phân quan trọng tham gia vào các tương tác phân tử giữa mục tiêu và chất kháng vi sinh vật. Những tương tác với cấu trúc bề mặt tế bào hoặc màng tế bào có thể được nghiên cứu chi tiết bằng quang phổ kính hiển vi lực nguyên tử (AFM force

spectroscopy). Những công nghệ này cung cấp thông tin giá trị về những mục tiêu nội bào cụ thể của một chất kháng vi sinh vật, bản chất cấu tạo của tương tác và thứ chi phối các cơ chế độ nhạy, thích ứng và chống chịu.

Các phối trộn đồng vận có lợi ích thương mại phải được đánh giá trong điều kiện môi trường liên quan mà phản ánh được ma trận thực phẩm sẽ áp dụng chúng, vì những tương tác với thành phần ma trận thực phẩm có thể làm giảm hoạt tính của chúng. Điều tra tương tác phân tử đằng sau sự ức chế các thành phần ma trận thực phẩm mở ra một hương nghiên cứu hoàn toàn khác, mà tập trung vào đề ra tạo công thức tinh dầu trong thực phẩm với mục tiêu là tối thiểu hóa những hiệu ứng cảm quan mà không tổn hại đến các đặc tính kháng vi sinh vật. Đóng gói và giải phóng có kiểm soát/liên tục các tổ hợp đồng vận hiệu nghiệm có thể có tiềm năng giảm tác động cảm quan và đồng thời tăng tác dụng kháng vi sinh vật nếu nguyên liệu đóng gói trợ giúp tương tác mật thiết với các vi sinh vật. Vì thế những chiến lược đóng gói nano mới có thể đem đến một nền tảng thú vị cho con đường nghiên cứu này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tinh dầu trong bảo quản thực phẩm (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)