Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc chi tiêu của mình:

Một phần của tài liệu Đề tài THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN (Trang 28 - 32)

mình:

Bảng 14. Đánh giá của sinh viên về việc chi tiêu hợp lý của bản thân

TRANG 28

Đánh giá Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Vô cùng không hợp lý 4 0.033 3.3% Không hợp lý 15 0.123 12.3% Bình thường 39 0.32 32% Hợp lý 43 0.352 35.2% Vô cùng hợp lý 21 0.172 17.2% Tổng 122 1 100%

Vô cùng không hợp lý Không hợp lý Bình thường Hợp lý Vô cùng hợp lý 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 4 15 39 43 21

Hình 14. Đánh giá của sinh viên về việc chi tiêu hợp lý của bản thân

Câu trả lời của sinh viên dựa trên thang đo thứ bậc từ 1 đến 5, ứng với mức độ: rất không hợp lý – không hợp lý – bình thường – hợp lý – vô cùng hợp lý.

Sau khi có thống kê về tất cả các nhân tố như chi tiêu, tiết kiệm và thu nhập. Người được khai thác dữ liệu sẽ có đánh giá chủ quan về sự chi tiêu có hợp lý hay chưa. Thống kê cho thấy rằng mức độ được cho là hợp lý nằm ở biến số 4 (gồm 5 biến số) trong thang đo thứ bậc (rất không hợp lý – không hợp lý – bình thường – hợp lý – vô cùng hợp lý) là cao nhất chiếm 35,2%. Tiếp đến lần lượt là biến số 3 (32%), biến số 5 (17,2), biến số 2 (12,3%) và thấp nhất là biến số 1 với 3,3% trên tổng phần trăm. Dữ liệu thống kê cho thấy phần lớn cảm thấy mức chi tiêu của mình là hợp lý, một số ít là không hợp lý nhưng chiếm trọng số thấp (15,6%).

PHẦN 5: THẢO LUẬN:

Nhận xét chung về thu nhập trong một tháng của sinh viên tham gia khảo sát:

Qua khảo sát và phân tích, nhóm chúng tôi thấy rằng, thu nhập hiện tại của sinh viên không quá cao. Bởi vì, đa số sinh viên đều đang nhận nguồn trợ cấp từ gia đình mình, chỉ có một số ít sinh viên đang đi làm thêm hoặc tự kinh doanh. Mức thu nhập của họ tập trung trong khoảng dưới 10.000.000 VND. Bên cạnh đó, nơi

sinh viên ở cũng sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập của họ. Cụ thể, nếu sinh viên ở với gia đình thì mức thu nhập từ việc gia đình chu cấp có thể không cao như các sinh viên ở trọ, kí túc xá, chung cư…vì các sinh viên ở trọ, kí túc xá, chung cư thường sẽ tốn thêm một khoảng tiền để chi trả cho việc thuê nơi ở một tháng, tự túc đi lại, ăn uống…

Nhận xét chung về chi tiêu của sinh viên trong một tháng:

Thông qua khảo sát, nhóm chúng tôi phần nào biết thêm về cách mà sinh viên chi tiêu trong một tháng. Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng, trong một tháng thì việc chi tiêu của sinh viên cho các hoạt động như đi lại, ăn uống, chi trả cho nơi ở, đi chơi, mua sắm phân bố khá cân bằng với nhau. Trong đó, chi tiêu nhiều nhất cho ăn uống hằng ngày, kế tiếp là đi lại, sau đó là đi chơi, mua sắm…

Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng, chi tiêu của sinh viên cho việc đi lại chiếm nhiều nhất là trong khoảng 200.000 VND đến 300.000 VND trong một tháng, dưới 1.000.000 VND cho mua sắm dịch vụ vui chơi, giải trí. Phần lớn chi khoảng dưới 1.300.000 VND cho chi phí sinh hoạt một tháng.

Tổng chi phí trung bình của sinh viên trong một tháng không quá 13.000.000 VND và phần lớn sinh viên có mức chi phí trung bình trong một tháng không quá

5.000.000 VND. Có thể thấy, mức chi tiêu một tháng của sinh viên khá phù hợp với thu nhập và tình hình của họ hiện tại.

Ngoài ra, khi được hỏi về độ hợp lý của bản thân trong việc chi tiêu thì khoảng 35,2% trong số các sinh viên trả lời là hợp lý, và chỉ khoảng 3,3% cảm thấy rất không hợp lý về chi tiêu của mình. Do đó, có thể thấy, sinh viên có mức chi tiêu khá hợp lý và họ cảm thấy hài lòng với điều đó.

Tuy mức thu nhập một tháng của sinh viên không cao, họ vẫn có một khoảng tiền tiết kiệm hằng tháng, đa phần nằm trong khoảng dưới 500.000 VND.

PHẦN 6: TỔNG KẾT1. 1.

Đề tài nhóm chọn: “Khảo sát thu nhập và chi tiêu của sinh viên trong vòng 1 tháng”.

2.

Tóm tắt báo cáo:

Với đề tài lần này, chúng tôi thu được một số thông tin về thu nhập và chi tiêu của sinh viên như sau:

Với mẫu khảo sát là 122 mẫu, thì tỷ lệ sinh viên có mức thu nhập từ 1.000.000VND đến 3.000.000VND chiếm tỷ lệ cao nhất là 39%. Có thể thấy, mức thu nhập phổ biến của sinh viên hiện nay nằm trong khoảng từ 1.000.000VND đến 3.000.000VND. Về chi tiêu, tổng chi phí sinh viên chi trong một tháng phần lớn nằm trong khoảng dưới 5.000.000VND chiếm 82% mẫu khảo sát.

Và khi được hỏi về việc phân bổ chi tiêu của sinh viên trong một tháng, thì đa phần khoảng 25.6% sinh viên tham gia khảo sát trả lời rằng họ dùng cho việc ăn uống hằng ngày, và khoảng 21,1% chi cho việc đi lại của mình. Bên cạnh đó, nơi ở hiện tại của sinh viên cũng có những ảnh hưởng rất đáng kể tới thu nhập và chi tiêu của họ. ……

Với những mức thu nhập khác nhau, sự chi tiêu của sinh viên cũng có sự khác nhau.

3.

Tự đánh giá:

Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nhận thấy đã đạt được những mục như sau:

 Tìm hiểu, phân tích về thu nhập và chi tiêu của sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 1 tháng.

 Ứng dụng kiến thức thống kê đã học được vào quá trình làm dự án nói chung, hoàn thành bài báo cáo nói riêng.

 Sử dụng các công cụ khảo sát (google form), công cụ xử lý số liệu (excel), công cụ đánh văn bản báo cáo (word).

 Học hỏi được kinh nghiệm về quá trình làm khảo sát từ các anh, chị, bạn bè đi trước.

4.

Đánh giá về đề tài: a. Ưu điểm:

 Nhìn chung đây là một đề tài tương đối gần gũi với tất cả sinh viên; do đó, khảo sát trở nên dễ tiếp cận hơn với nhóm và người người tham gia khảo sát, và quá trình thu thập dữ liệu cũng thuận lợi hơn.

 Ngoài ra, nhờ các kiến thức thống kê đã được học và sự hướng dẫn hỗ trợ của giảng viên bộ môn, nhóm chúng tôi có thể xây dựng được các

bước hoàn thành dự án, bảng câu hỏi khảo sát, báo cáo dự án của nhóm.

 Quá trình khảo sát được tiến hành trực tuyến, nên việc thu về kết quả khảo sát không tốn quá nhiều thời gian.

 Phương tiện thông tin phát triển, nhờ đó quá tình tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đề tài THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)