Máy phát xoay chiều kích thích bằng Nam châm vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu Do an dien he thong cung cap dien oto (Trang 28 - 31)

- Rôto: Phần lớn các máy phát đang được sử dụng hiện nay đều có nam châm quay, tức nam châm là rôto. Các máy phát loại này khác nhau chủ yếu ở kết cấu của rôto và có thể chia ra một số loại chính:

-Rôto nam châm hình trụ.

-Rôto nam châm hình sao (có các má cực hoặc không). -Rôto nam châm hình móng.

+ Đơn giản nhất là loại rôto hình trụ. Nó có ưu điểm là chế tạo đơn giản, nhưng nhược điểm là hiệu suất sử dụng nam châm thấp. Vì thế chúng chỉ được sử dụng ở các máy phát cỡ nhỏ công suất ≤ 100 VA.

+ Thông dụng nhất là loại rôto nam châm hình sao. Loại này có ưu điểm là hệ số sử dụng vật liệu lớn. Số cực nam châm thường là sáu, vì nếu tăng số cực lên nữa thì hệ số sử dụng vật liệu lại kém đi.

Nhược điểm của rôto nam châm hình sao là khó nạp từ cho rôto, cường độ từ trường và từ cảm yếu, độ bền cơ học thấp.

Hình 3.8 : Roto nam châm hình trụ rỗng.

1-Nam châm; 2-Các má cực; 3-Các cuộn dây cố định stato.

Hình 3.9: Roto nam châm hình sao.

Hình 3.10: Roto nam châm hình móng. Rôto hình móng có một loạt các ưu điểm, như:

- Nạp từ có thể tiến hành sau lắp ghép; - Từ trường phân bố đều hơn;

- Tốc độ vòng có thể cho phép tới 100 m/s và cao hơn;

- Có thể lắp đồng thời một số nam châm nhỏ hơn lên trục theo phương án đặc biệt để đảm bảo từ thông tổng cần thiết. Do đó giảm được kích thướcđường kính của nam châm hoặc tăng công suất của máy phát.

Stato: là một khối thép từ hình trụ rỗng, ghép từ các lá thép điện kỹ thuật được cách điện với nhau bằng sơn cách điện để giảm dòng fucô. Mặt trong của stato có các vấu cực để quấn các cuộn dây phần ứng.

Hình 3.11: Hệ thống từ của máy phát với nam châm hình sao 1. Stato; 2. Roto

Một phần của tài liệu Do an dien he thong cung cap dien oto (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w