KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp và việc đảm bảo an ninh lương thực (Trang 27 - 32)

Hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm ổn định về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chính vì vậy, việc thúc đẩy hợp đồng liên kết và thực thi hiệu quả hợp đồng liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp thu mua, chế biến cần được các cơ quan địa phương và cơ quan chính sách quan tâm. Việc thực thi các hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp cần được tổ chức lại, trong đó người sản xuất đóng vai trò trung tâm, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, kinh doanh đóng vai trò đầu tàu. Các hình thức hợp đồng có thể được thực hiện gồm có (1) Hợp đồng hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm; (2) Hợp đồng với các đại lý cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào như thức ăn, giống, phân, thuốc cho người sản xuất; (3) Hợp đồng với ngân hàng nhằm cung cấp nguồn tín dụng; (4) Hợp đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm; (5) Hợp đồng phối hợp với Hiệp hội để được cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, thương mại, cũng như các văn bản, chính sách mới của Nhà nước.

Để đảm bảo tính hiệu quả của hợp đồng, người sản xuất cần thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, không tự ý phá vỡ hợp đồng khi thực tế xảy ra những biến động có lợi cho người sản xuất (chẳng hạn như giá thị trường tăng cao), thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào, tuân thủ các quy trình, kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Các thủ tục để tiến hành ký kết hợp đồng liên kết cần có chứng thực của chính quyền địa phương để đảm bảo tính pháp lý, cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên phá vỡ hợp đồng. Chính quyền địa phương cần tăng cường giáo dục pháp luật cho nông dân và doanh nghiệp để họ hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình khi ký hợp đồng liên kết. Cơ quan có thẩm quyền nên có chế tài hợp lý và giải quyết thỏa đáng đối với hành vi phá vỡ hoặc vi phạm hợp đồng như không thu mua đúng thời

363

gian, địa điểm, giá cả như đã cam kết, ra điều kiện để gây áp lực cho người sản xuất khi họ có những bất lợi vì điều kiện thực tế.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc đầu tư chế biến nông sản và đầu tư vào vùng nông thôn thực hiện liên kết với nông dân. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiến hành trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Nhà nước huy động các ngân hàng tham gia hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ khi ký kết hợp đồng, hỗ trợ vật tư nông nghiệp và tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông dân.

Cuối cùng, việc tạo ra mội trường liên kết hiệu quả và tin cậy giữa người sản xuất và doanh nghiệp là rất cần thiết trong đó có thiện chí tham gia của cả hai bên. Doanh nghiệp tăng cường hỗ trợ nông dân nguồn thông tin thị trường, hướng dẫn và cung cấp phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Người sản xuất đảm bảo tuân thủ các điều khoản đã ký kết, thực hành đúng quy trình được hướng dẫn, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Việc thực thi hợp đồng liên kết sẽ hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và giữ vững an ninh lương thực quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ba, H. A., de Mey, Y., Thoron, S., & Demont, M. (2019). Inclusiveness of contract farming along the vertical coordination continuum: Evidence from the

Vietnamese rice sector. Land Use Policy, 87, 104050.

doi:https://doi.org/10.1016/j.landusepol.2019.104050.

Chi cục Phát triển Nông thôn An Giang (2019). Báo cáo kết quả thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang.

Cục thống kê Sơn La (2010). Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2009. Nhà xuất bản Thống kê.

Đàm Quang Thắng và Phạm Thị Mỹ Dung (2019). Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp: Một số lý luận và thực tiễn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(5), 424-431.

Đỗ Quang Giám và Trương Quang Trung (2013). Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của hộ nông dân vùng trung du miền núi Đông Bắc: Nghiên cứu với cây chè ở tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3), 447-457.

364

Đỗ Thị Nga và Lê Đức Niêm (2016). Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1835-1845.

Eaton, C., & Shepherd, A. W. (2001). Contract farming: Partnership for Growth. FAO. (2006). Food security. FAO policy brief. Issue 2.

Glover, D. J. (1984). Contract farming and smallholder outgrower schemes in less-developed countries. World Development, 12(11), 1143-1157. doi:https://doi.org/10.1016/0305-750X(84)90008-1.

Guo, H., & Jolly, R. W. (2008). Contractual arrangements and enforcement in transition agriculture: Theory and evidence from China. Food Policy, 33(6), 570-575. doi:https://doi.org/10.1016/j.foodpol.2008.04.003. Hồ Quế Hậu (2013). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với

nông dân ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân. Hồ Thanh Thủy (2017). Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản. Tạp chí Giáo

dục lý luận-SỐ 269+ 270 (QUÝ III+ IV/2017), 269, 34-40.

Hung Anh, N., Bokelmann, W., Thi Thuan, N., Thi Nga, D., & Van Minh, N. (2019). Smallholders’ Preferences for Different Contract Farming Models: Empirical Evidence from Sustainable Certified Coffee

Production in Vietnam. Sustainability, 11(14), 3799.

doi:https://doi.org/10.3390/su11143799.

Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương (2020). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 56(3D), 204-212. doi:DOI:10.22144/ctu.jvn.2020.070.

Hoàng Vũ Quang (2018). Liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi trong sản xuất, tiêu thụ lợn thịt ở một số tỉnh của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(3), 282-289.

Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Quốc Oánh, Nguyễn Duy Linh, Hoàng Thị Hà, Lê Phương Nam (2011). Hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp với hộ nông dân - Trường hợp nghiên cứu trong sản xuất chè và mía đường ở Sơn La. Tạp chí khoa học và phát triển, 9(6), 1032-1040.

Lê Thị Minh Châu, Trần Minh Huệ và Trần Thị Hải Phương (2016). Liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức tổ hợp tác tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, 14(8), 1386 - 1394.

Lê Thị Oanh (2018). Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu trên địa bàn huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành

365

nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.

Minot, N. (1986). Contract farming and its effect on small farmers in less developed countries. Retrieved from Food Security International Development Working Papers. Michigan State University, Department of

Agricultural, Food, and Resource Economics:

https://ideas.repec.org/p/ags/midiwp/54740.html.

Miyata, S., Minot, N., & Hu, D. (2009). Impact of Contract Farming on Income: Linking Small Farmers, Packers, and Supermarkets in China. World

Development, 37(11), 1781-1790.

doi:https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2008.08.025.

Ngoc Huong, L. (2018). Contract Farming in Vietnam: Empirical Research on Marketing Determinants, Farm Performance and Technical Efficiency of the Export-oriented Rice Sector in the Mekong River Delta. Ph.D. degree University of Goettingen, Germany.

Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền (2014). Rủi ro thị trường trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33, 38-44.

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019). Đánh giá hiệu quả tài chính sản xuất lúa trong và ngoài liên kết ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành phát triển nông thôn. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Ngân Loan (2011). Liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong ngành thủy sản Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 395, 47-57.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2009). Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn - Nghệ An. Luận văn T hạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp.

Nguyễn Văn Sánh (2009). An Ninh lương thực quốc gia: Nhìn từ khía cạnh nông dân trồng lúa và giải pháp liên kết vùng và tham gia “4 nhà” tại vùng ĐBSCL. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, 12, 171-181.

Nguyễn Viết Tuân (2012). Nghiên cứu đặc điểm và mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sắn ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 71(2), 299-308.

Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Viết Tuân, Cao Thị Thuyết, Nguyễn Thiện Tâm, Nguyễn Xuân Cảnh, Lê Văn Nam, Lê Việt Linh (2020). Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa hữu cơ theo hợp đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Trường hợp nghiên cứu ở xã Phú Lương. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 553-561.

366

Nhan, T. Q., Takeuchi, I., & Hoang, D. V. (2013). Rice Contract Farming - The Potential Key to Improve Rice Growrer’income: A Farm Level Study in An Giang Province. Journal of Science and Development, 11(7), 1062- 1072.

Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh (2011). Thực trạng nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) có liên kết và không liên kết ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 20b, 48-58.

Phạm Văn Dũng (2017). Đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh 33(4), 10- 16.

Rehber, P. D. E. (1998). Vertical Integration in Agriculture and Contract Farming. Retrieved from Regional Research Project NE-165 Private Strategies,

Public Policies, and Food System Performance:

https://ideas.repec.org/p/ags/rpspwp/25991.html.

The Anh, D. & Binh, V. T. (2005). Agriculture contracts, cooperative action by farmers, and poor people's participation in northern Viet Nam. Paper presented at the Linking farmers to markets through contract farming. Proceedings of an M4P/ An Giang University workshop.

Trần Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình (2014). Một số giải pháp phát triển hợp đồng liên kết sản xuất-tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học và phát triển, 12(6), 844-852.

Trần Quốc Nhân và Takeuchi Ikuo (2012). Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí khoa học và phát triển, 10(7), 1069-1077.

Trần Thị Ngọc Lan (2019). Tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế Việt Nam. Hội nghị khoa học An toàn thực phẩm an ninh lương thực lần 3, Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Đức Hạnh (2015). Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản

của hộ dân tỉnh Ninh Bình. Luận án Tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Mậu Dũng (2013). Thực trạng liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ dân với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Tạp chí khoa học và phát triển, 11(8), 1205-1213.

Vũ Thị Hằng Nga và Trần Hữu Cường (2020). Một số lý luận về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(3), 230-237.

367

Vũ Thị Thu Giang (2013). Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sữa tươi của hộ chăn nuôi bò sữa huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Wanglin, M., & Awudu, A. (2016). Linking apple farmers to markets: Determinants and impacts of marketing contracts in China. China Agricultural Economic Review, 8(1), 2-21. doi:10.1108/CAER-04-2015- 0035.

Williamson, Ó. (1979). Transaction-Cost Economics: The Governance Of Contractual Relations. Journal of Law and Economics, 22, 233-261. doi:10.1086/466942.

Một phần của tài liệu Hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp và việc đảm bảo an ninh lương thực (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)