Tăng trƣởng và tỷ lệ sống của Tu hài trong ao nuôi ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi ghép tôm sú với tu hài và rong câu nhằm cải thiện môi trường trong ao đất tại sông cầu phú yên (Trang 39)

3.3.1. Tăng trưởng về khối lượng trung bình của Tu hài

Bảng 3.8. Tăng trƣởng trung bình về khối lƣợng Tu hài (Đơn vị tính : g) Ao nuôi Ngày nuôi XH1 XH2 30 1,61 ± 0,06 1,69 ± 0,07 45 2,85 ± 0,09 2,97 ± 0,08 60 3,71 ± 0,18 3,84 ± 0,19 75 4,62 ± 0,27 4,39 ± 0,25 90 5,32 ± 0,89 5,31 ± 0,99 105 5,96 ± 0,56 5,80 ± 0,78 120 6,59 ± 0,35 6,82 ± 0,59

Ghi ch ú : Các giá trị trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn

Từ kết quả theo dõi, kiểm tra chúng tôi thấy, khối lƣợng trung bình của Tu hài từ đầu vụ đến lúc kết thúc thí nghiệm ở hai ao nuôi ghép trong CT1 không có sự sai khác với nhau về ý nghĩa thống kê (p>0,05), kích thƣớc Tu hài lúc kết thúc thí nghiệm trong ao XH1 đạt 6,59 (g), ao XH2 đạt 6,82 (g).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 30 45 60 75 90 105 120 Ngày nuôi K hối ợn g T u h ài (g) XH1 XH2

Hình 3.11. Tốc độ t ăng trƣởng khối lƣợng trung bình của Tu hài Qua đồ thị cho thấy, tăng trƣởng trung bình khối lƣợng Tu hài trong hai ao ghép tăng dần trong bốn tháng nuôi và đồng đều ở hai ao nuôi, nhƣ vậy có thể nhận định ban đầu trong bốn tháng nuôi thử nghiệm Tu hài có khả năng tăng trƣởng trong ao nuôi tôm Sú.

3.3.2.Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của Tu hài

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng tuyệt đối của Tu hài (Đơn vị : g/ngày) Ngày nuôi XH1 XH2 30 0,076 0,074 45 0,079 0,083 60 0,068 0,066 75 0,072 0,069 90 0,092 0,094 105 0,092 0,090 120 0,077 0,076

Qua kết quả theo dõi thấy, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về khối lƣợng trung bình Tu hài trong 4 tháng nuôi thử nghiệm ở hai ao ghép có giá trị tƣơng đồng nhau ở các lần kiểm tra đạt giá trị thấp nhất là 0,066 g/ngày (XH2), cao nhất là 0,094 (XH2), so sánh với tốc độ tăng trƣởng của Tu hài nuôi ở Cát Bà - Hải Phòng (0,11g/ngày) thì ở các ao nuôi ghép ở đây chậm hơn. 0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,1 30 45 60 75 90 105 120 Ngày nuôi kh ối ợn g ( g/ ngày ) XH1 XH2

Hình 3.12. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng Tu hài

Biểu diễn qua đồ thị chúng tôi thấy, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về khối lƣợng của Tu hài không đều theo thời gian trong 4 tháng nuôi thử

nghiệm. Tu hài tăng trƣởng trung bình nhanh nhất ở cuối tháng nuôi thứ 3, thời gian sau đó thấy tốc độ tăng trƣởng giảm dần.Nhƣ vậy có thể nhận định rằng Tu hài có thể sinh trƣởng đƣợc trong ao nuôi tôm Sú.

3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài vỏ Tu hài trong ao ghép

Qua thời gian theo dõi, kiểm tra chúng tôi thu đƣợc kết quả Bảng 3.10. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối chiều dài vỏ

(Đơn vị: cm/ngày) Ngày nuôi XH1 XH2 30 0,038 0,036 45 0,058 0,054 60 0,049 0,050 75 0,037 0,036 90 0,012 0,014 105 0,009 0,008 120 0,006 0,007

Từ kết quả theo dõi cho thấy, có sự tăng trƣởng về chiều dài vỏ của Tu hài trong ao XH1và XH2, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối trung bình chiều dài vỏ của Tu hài giữa 2 ao ít có sự khác biệt trong cùng thời gian đo, trong cùng một ao thì tốc độ tăng trƣởng về chiều dài khác nhau ở các giai đoạn khác nhau và đạt giá trị trung bình nhỏ nhất vào ngày nuôi 120 là 0,006 cm/ngày(XH1), trung bình lớn nhất vào ngày nuôi thứ 45 là 0,58 cm/ngày (XH1).Tốc độ tăng trƣởng thể hiện rõ hơn ở hình sau :

0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 30 45 60 75 90 105 120 Ngày nuôi C hi ều d ài (c m /n gày ) XH1 XH2

Hình 3.13. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối chiều dài Tu hài

Qua đồ thị cho thấy, trong thời gian thử nghiệm Tu hài tăng trƣởng nhanh nhất về chiều dài ở giữa tháng nuôi thứ hai, thời gian sau đó tốc độ tăng trƣởng giảm dần, Tu hài vẫn tăng trƣởng chiều dài nhƣng chậm lại.

3.3.4. Tỷ lệ sống của Tu hài

Do điều kiện thí nghiệm và Tu hài là loài sống vùi trong đáy nên số lần đo trong mỗi ao của chúng tôi không lặp lại. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.11. Tỷ lệ sống của Tu hài trong ao thử nghiệm

(Đơn vị đo: %) Ngày nuôi XH1 XH2 30 88,8 89 60 66,8 65,,9 90 65,4 66,2 120 62,1 62,4

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 30 60 90 120 Ngày nuôi T lệ s ốn g (%) XH1 XH2

Hình 3.14. Tỷ lệ sống Tu hài theo thời gian nuôi

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ sống trung bình ở 2 ao CT1 tƣơng đối giống nhau trong cùng một lần đo, trong 4 tháng nuôi tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian, tính đến ngày nuôi 120 tỷ lệ sống ở ao XH1 còn 62,1(%),ở ao XH2 còn 62,4(%), tỷ lệ sống giảm nhiều đến cuối tháng thứ hai, thời gian sau có giảm nhƣng rất chậm.

* Trong thời gian nuôi thử nghiệm, Rong Câu giống đƣợc thu gom từ ngƣời dân theo nhiều đợt với kích thƣớc khác nhau, nên chúng tôi chỉ xác định khối lƣợng thả ban đầu và khối lƣợng khi thu hoạch.

3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm tôm Sú và Rong Câu đạt kích thƣớc thƣơng phẩm chúng tôi tiến hành thu hoạch, lúc này Tu hài chƣa đạt nên để nuôi tiếp vụ sau. Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12. Hoạch toán kinh tế của hai mô hình Khoản chi phí Số lƣợng Thành tiền ( triệu đồng) Trong đó Ao ghép(tr.đ) Ao đơn(tr.đ) Giống tôm Sú 25 vạn 10,5 3,5 3,5 Giống Tu hài 2,6 vạn 18,2 9,1 - Rong Câu 1 tấn 1 0,5 - Thức ăn 1,2 tấn 21 7 7 Khoản khác(cải tạoao, vật tƣ, khấu hao,nhân công...) - 105 37 31 Tổng chi phí 155,7 57,1 41,5 Tổng doanh thu 387 137 113 Lợi nhuận 79,9 71,5

Qua kết quả hoạch toán kinh tế chúng tôi thấy, chi phí ban đầu cho mô hình nuôi ghép trung bình là 57,1 triệu đồng cao hơn nuôi đơn 15,6 triệu đồng. Đây chính là chi phí đầu tƣ mua giống, làm đăng nuôi Tu hài và Rong Câu ban đầu cho một ao nuôi ghép. Kết thúc vụ nuôi lợi nhuận từ mô hình nuôi ghép mang lại là 79,9 triệu đồng, cao hơn ao nuôi đơn 8,4 triệu đồng đó là chƣa tính đến doanh thu từ Tu hài, vì Tu hài chƣa đạt cỡ thu hoạch. Nếu không tính đến khoản đầu tƣ mua giống Tu hài thì lợi nhuận từ ao ghép sẽ là 89 triệu đồng cao hơn mô hình nuôi đơn 17,5 trriệu đồng. Nhƣ vậy bƣớc đầu chúng tôi nhận thấy việc nuôi ghép Tu hài và Rong câu trong ao nuôi tôm Sú sẽ mang lại lợi nhuận hơn là nuôi đơn tôm Sú.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu và kết quả thu đƣợc chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây :

1. Các yếu tố môi trƣờng nhiệt độ, pH, độ mặn, DO, NH3 đều nằm trong ngƣỡng thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của tôm Sú, Tu hài, Rong Câu. Trong đó có sự biến động khác nhau về các yếu tố, độ trong, NH3, hàm lƣợng tổng N,P đáy giữa hai công thức. Ở CT1 nuôi ghép các chỉ số này biến động theo chiều hƣớng có lợi hơn CT2 nuôi đơn tôm Sú. Nhƣ vậy Tu hài và Rong Câu có khả năng cải thiện môi trƣờng trong ao nuôi.

2. Tôm Sú trong ao nuôi ghép với Tu hài và Rong Câu sinh trƣởng và phát triển tốt hơn và đồng đều hơn tôm Sú trong ao nuôi đơn.

3. Tỷ lệ sống của tôm Sú trong ao nuôi ghép cao hơn trong ao đơn.

4. Tu hài và Rong Câu sinh trƣởng, phát triển tƣơng đối tốt trong ao nuôi tôm Sú. Bƣớc đầu có khả năng nuôi kết hợp 3 loài này với nhau.

5. Dựa trên số liệu thu hoạch, thì lợi nhuận từ mô hình nuôi ghép cao hơn mô hình nuôi đơn trung bình là 8,4 triệu đồng (11,7 %)

Kiến nghị

1. Chúng ta có thể cải tạo hệ thống ao nuôi tôm Sú để nuôi kết hợp với Tu Hài và Rong Câu bằng phƣơng pháp chắn đăng giữa ao và bổ sung thêm cát vào đáy ở khu vực đăng nuôi Tu Hài và Rong Câu.

2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi tôm kết hợp với tu hài và rong câu trong ao đất trong điều kiện ít thay nƣớc và chuyển giao công nghệ cho ngƣời nuôi.

3. Tìm kiếm thị trƣờng để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển bền vững nghề nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I- Tài liệu tiếng Việt

1.Thái Ngọc Chiến (2005), Nghiên cứu công nghệ và xây dựng quy trình nuôi

tổng hợp đa đối tượng trên biển theo hướng bền vững”, Báo cáo đề tài

khoa học cấp Nhà Nƣớc KC,06,26,NN, 122 trang.

2.Nguyễn Chính (1996), Một số động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật, Trang 44-45.

3.Dong Đào Minh Đông (2004), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Tu hài Lutraria philippinarum (Reeve, 1854), Luận văn thạc sĩ nông nghiệp,

77 tr.

4.Nguyễn Xuân Dục và Nguyễn Mạnh Hùng (1979), Kết quả điều tra trữ lượng và dẫn liệu về sinh thái tự nhiên của Tu hài (L. philippinarum Deshayes) ở vùng biển Cát Bà Trạm nghiên cứu biển Vịnh Bắc Bộ, Viện

nghiên cứu biển, Hải Phòng.

5.Phạm Mỹ Dung (2003), Tìm hiểu hình thức nuôi kết hợp ốc hương, hải sâm

và rong biển trong điều kiện thí nghiệm, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại

học Thuỷ Sản, Nha Trang.

6.Lam Mỹ Lan, Takeshi Watanabe, Dƣơng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Lành Và Lê Thị Ngọc Thanh (2004), Thực nghiệm nuôi ghép cá với mật

độ khác nhau trong mô hình nuôi kết hợp heo - cá, Tạp chí khoa học Đại

học Cần Thơ chuyên ngành NTTS.

7.Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết (2001), Phân bố và nguồn lợi động vật thân mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng và lớp hai mảnh vỏ ở ven biển Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động

vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 27-60.

8.Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú, Nxb Nông Nghiệp,2002..

9.Hà Đức Thắng (2005), Tuyển tập Quy trình công nghệ sản xuất giống thủy

sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 119-137.

10.Hà Đức Thắng và Hà Đình Thùy (2004), Kết quả bước đầu nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1854),

Tạp chí thuỷ sản,(6), tr 19-23.

11.Trần Văn Thành (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống Tu hài Lutraria rhynchaena, Jonas 1844 tại Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ.

12.Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), Nuôi tổng hợp hải sâm cát với tôm sú để cải tạo môi trường.

13.Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2002), Đặc điểm sinh học - Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 54 trang.

14.Nguyễn Thị Xuân Thu, Hoàng Văn Duật, Nguyễn Văn Hà, Trần Văn Thu, Phan Thƣơng Huyền, Phan Đăng Hùng, Lê Thị Ngọc Hoà, Thái Ngọc Chiến, Nguyễn Đức Đạm, Lê Văn Yến, Nguyễn Công Văn, Mai Duy Minh (2006), Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi thâm canh

ốc hương xuất khẩu, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Đề

KC06,27,NN, 138 trang.

15. Nguyễn Đình Trung(2002),"quản lý chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản".

16.Trƣờng đại học Cần Thơ- khoa thủy sản,1994, Cẩm nang kỹ thuật nuôi th

ủy sản nước lợ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội- 1994, 180 trang.

II- Tài liệu tiếng Anh

17.Gordin, H,, Motzkin, F, Hunghes-Games, W,L, and Porter, C, (1980), Seawater maricultre pond – An integrated system, In: Research on

18.Krom, M,D,, Ellner, S,, van Raijin, J, and Neori, A, (1995), Nitrogen and phosphorus cycling and transformations in prototype „non-polluting‟ integrated maricultre system, Eilat, Israel, Mar, Ecol, Prog, Ser, Vol,118, 25-36.

19.Patrick, S, (2000), Tecnologies for Sustainable Aquacuture Development, 20.Qian, P,Y,, Wu, C, Y,, Wu, M, and Xie, Y,K, (1996), Integrated

cutivation of the red algae Kappaphycus alvarezii and the pearl oyster Pinctada martensi, Aquaculture 147, 21-35.

III- Một số trang web tham khảo:

21.http://www.Vietlinh.com.vn.http://www.fistenet,gov.vn/vietnamese/news/ content-news/2004/BcaoHoinghiNTTS2004,httm 22.http: www.fao. Org.vn 23.http: www.gloobeish.vn 24.http: www.ctu.den.vn 25.http: www.google.com.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm mô hình nuôi ghép tôm sú với tu hài và rong câu nhằm cải thiện môi trường trong ao đất tại sông cầu phú yên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)