Theo B.Ratxen nếu “Học triết học có một giá trị nào đó đối với những người không phải là sinh viên triết học, thì đó là lợi ích gián tiếp, thông qua ảnh hưởng của nó đến đời sống cảu những người học lí luận học. Giá trị lí luận chỉ có thể tìm thấy giữa các lợi ích tinh thần mà thôi” (1). Và chỉ có những ai không dửng dưng với cái lợi ích này mới có niềm tin rằng học lí luận triết học mới là sự không lãng phí thời gian.
Lí luận triết học không phải riêng của nhà triết học mà nó có mối quan hệ vô cùng mật thiết với mỗi cá nhân. Học tập tri thức chuyên môn, nghiệp vụ là điều vô cùng quan trọng khiến người học trở thành nhân tài ở một phương diện nào đó để góp phần vào công cuộc xâydựng đất nước. Nhưng tại sao trong bất kì một ngành học nào cũng có môn triết học? Bởi như đã trình bày lí luận triết học giúp con người nhận thức thế giới khách quan nâng cao lí tưởng, niềm tin hoàn thiện đạo đức. Nói cách khác triết học giúp con người phát triển toàn diện về nhận thức và tư duy về tự nhiên – xã hội.
Triết học giúp chúng ta về cái nhìn thế giới một cách chính xác. Con người khôg thể tách khỏi môi trường sống tự nhiên và xã hội nên cần phải có phương pháp và cách nghĩ chính xác để xử lí mâu thuẫn mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, giữa con người và xã hội từ đó hình thành nhân sinh tích cực. Nếu không có sự hiểu biết về thế giới thì chúng ta sẽ mò mẫm trong bóng tối của sự nhận thức, không hiếu giá trị chân thiện mỹ, không nắm được quy luật của sự phát triển. Học tập lí luận ở đây là triết học Mác – Lênin sẽ giúp con người giải phóng tư tưởng, biết tôn trọng thức tiễn dám nghĩ dám làm có ý nghĩ sáng tạo. Đó là điều cực kì quan trọng trong
việc phat triển của mỗi cá nhân. Nếu không có thế giới quan và nhân sinh đúng đắn mà trí tuệ uyên bác thì cá nhân đó sẽ gây xấu cho xã hội là điều không thể tránh. Thế giới quan và nhân sinh quan có ý nghĩa quyết định đén giá trị về sự vật nhân sinh một cách tích cực và tiến bộ, nhìn nhận con người có giá trị nhận thức đi lên, không kiên định hẹp hòi, bảo thủ nhìn nhận sự vật hiện tượng hành vi của con người nên chúng ta cần nắm vững quy luật cuộc sống để có cách ứng xử đúng đắn phù hợp với cuộc sống hiện tại ngày nay.
Học lí luận triết học còn giúp ta có phương pháp tư duy khoa học và biện chứng, biết cách phân tích nhìn nhận vấn đề. Chúng ta không thể biến bộ óc thành một khối khổng lồ chứa nhiều tri thức mà cần bộ óc tiếp nhận tri thức. Muốn vậy cần phải có lí luận tư duy đúng đắn, không nên máy móc mà hãy vận dụng linh hoạt mềm dẻo các giá trị nhận thức để biến bộ óc của ta thành cái có lợi cho cuộc sống.
C. KẾT LUẬN
Lí luận triết học Mác – Lênin là thế giới quan là phương pháp luận khoa học để nghiên cứu giải thích thế giới . Đó là những điều mà chúng ta thường nói nhưng chưa làm đúng.
Lí luận triết học Mác – Lênin chỉ giúp ta phương hướng để hình thành các kiến giải cho vấn đề của cuộc sống đang đặt ra và cần giải một cách khoa học nhưng nó không cung cấp cho chúng ta những giải đáp có sẵn về vấn đề cụ thể.
Như Các – Mác đã từng nói:
“Việc xây dựng tương lai và việc tuyên bố dứt khoát về những giải đáp có sẵn trong thời gian tới, đó không phải là công việc của chúng tôi”.
Biện chứng duy vật là sự phát triển không ngừng. Theo quy luật khách quan đó, không có nguyên lí cụ thể của Mác và Ăng ghen đã nêu lên lại chân lí cuối cùng hoàn thiện đầy đủ mà không cần bổ sung phát triển hay thay đổi. Không có gì thay đổi ngoài quy luật của sự vận động, phát triển không ngừng và việc học tập nghiên cứu sẽ giúp chúng ta thấy được vai trò cốt yếu của nó.
Như vậy cũng như trong quá khứ, trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, lí luận triết học không mất chỗ đứng của nó dù một phạm vi dân tộc hay trong bình diện nhân loại.
Triết học không chỉ giúp con người có cái nhìn đúng đắn mà giúp con người có sự đánh giá những biến động, gợi mở cách đi hướng vấn đề cuộc sống đặt ra liên quan đến từng cá nhân cũng như đến toàn xã hội. Triết học vạch ra các con đường mà con người phải đối mặt, đồng thời thoát khỏi các nghịch lí ấy. Nó vừa có chức năng phản ánh thế giới và vừa có góp phần biến đổi thế giới hướng mục tiêu về tất cả vì con người và hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại. Nói như Cantơ (1724-1804) triết học cần làm sáng tỏ các điều trước đây chưa thể biết “Những vấn đề liên quan thân thiết đến mọi ngưỡng và mục đích tối hậu của triết học không có gì khác hơn toàn bộ vận mệnh của con người” bởi vì suy cho cùng “Tất cả chỉ là vấn đề con người”. Nghĩa là lí
luận triết học phải giúp con người nhận ra địa vị của mình và làm sao sống xứng đáng với con người.
Trang
A. Mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3
3.1. Mục đích 3
3.2. Nhiệm vụ 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa đề tài 4
6. Bố cục đề tài 4
B. Nội dung 6
Chương I. Sự ra đời và phát triển triết học 6
1. Khái niệm triết học 6
2. Sự phát triển lí luận của triết học trước Mác 7 2.1. Đặc điểm và lí luận triết học phương Đông 7
2.1.1. Triết học Ấn Độ 7
2.1.2. Triết học Trung Quốc 8
2.2. Đặc điểm lí luận triết học phương Tây 8
2.2.1. Triết học phương Tây thời cổ đại 8
2.2.2. Triết học phương Tây thời trung cổ 9
2.2.3 Triết học phương Tây thời kì phục hưng 9
2.2.4. Triết học phương Tây thời cận đại 10
3. Sự phát triển lí luận triết học Mác xít 10
3.1. Sự ra đời của lí luận học thuyết triết học Mác xít 10
3.2. Lênin bảo vệ và phát triển triết học 11
Chương II. Các quan điểm lí luận của triết học trong cuộc sống hiện nay 13 1. Quan điểm tuyệt đối hoá lí luận của triết học 13 2.Quan điểm xem thường và phủ nhận triết học 14 3. Xác định quan điểm đúng đắn về lí luận triết học 15 Chương III. Lí luận triết học với cuộc sống ngày nay 16 1. Lí luận triết học với thế giới quan khoa học biện chứng 17 2. Lí luận triết học với quan niệm duy vật biện chứng 17 3. Lí luận triết học với phương pháp khoa học biện chứng 20
3.1. Khái niệm về phương pháp luận 20
3.2. Lí luận, phương pháp với khoa học biên chứng 20
4. Lí luận triết học với khoa học khác 22
5. Sự cần thiết phải học tập lí luận triết học 24
C. Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 28