Những nội dung thu hoạch sau khi nghe báo cáo chung về công tác dạy học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM (Trang 27)

I. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH SAU KHI NGHE BÁO CÁO CHUNG VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC CÔNG TÁC DẠY HỌC

1. Chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động cơ bản của công tác dạy học:

Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội và chúng ta - Đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao phó một sứ mệnh lịch sử là: “Trồng người”.

a.Chức năng:

- Người giáo viên có vai trò chủ đạo, vô cùng quan trọng trông công tác dạy học. Họ đại diện cho Hiêu trưởng quản lý toàn diện học sinh trong một lớp học ở trường Tiểu học, đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là cầu nối giữa tập thể lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo bộ môn. Và là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội; là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.

b.Nhiệm vụ của giáo viên để thực hiện công tác dạy học

- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, bao gồm: soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng học sinh, đoàn kết với đồng chí, đồng nghiệp.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độc hính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ở địa phương.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, các quy định pháp luật, quy định của ngành và các quyết định của Hiệu trưởng.

- Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến hoạt động giáo dục.

2. Tổ chức đánh giá, kiểm tra, chấm bài

Theo Thông tư 30 và Thông tư 22 sửa đổi của Bộ GD-ĐT về viêc đổi mới muc tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục có một số điểm mới cần lưu ý sau:

a. Mục tiêu đánh giá:

- Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tự học.

- Giúp bố mẹ HS biết tham gia đánh giá về kết quả học tập của con em mình. - Giúp cán bộ quản lý các cấp kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.

b. Nguyên tắc đánh giá:

- Đánh giá về sư tiến bộ của HS, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trong viêc động viên, khuyến khích.

- Đánh giá một cách toàn diện; kết hợp đánh giá của giáo viên, hoc sinh, gia đình.

c. Nội dung đánh giá:

- Đánh giá quá trình học tập theo chuẩn kiến thức – kỹ năng của từng môn học. - Đánh giá về sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh.

- Đánh giá về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. d. Cách thức đánh giá:

+ Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kỹ năng, thái độ của hoc sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

+ Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản than.

+ Khuyến khích cha mẹ hoc sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển các năng lực, phẩm chất.

- Đánh giá định kỳ:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kỳ kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức-kỹ năng theo chương trình Tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học : Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ.

+ Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức-kỹ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

+ Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất: vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo các mức sau:

Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ, thường xuyên.

Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Công tác tổ chức dạy học.

- Mỗi lớp 1 phòng học độc lập với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, sĩ số học sinh vừa đúng với quy định của mô hình trường học mới.

- Sắp xếp bàn ghế theo từng nhóm phù hợp với mô hình VNEN

- Các lớp học được trang thiết bị đúng theo tinh thần lớp học VNEN (có góc học tập hộp thư, sơ đồ cộng đồng, theo dõi chuyên cần, nội quy lớp học, trung bày sản phẩm, bảng thi đua)

- HS được trang thiết bị tài liệu tương đối đầy đủ, các kênh truyền hình trong tài liệu nhiều màu sắc, đẹp phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. Nội dung chương trình gần gũi với cuộc sống của các em nên các em dễ dàng nhận biết và tiếp cận.Giáo viên và học sinh được trang thiết bị tài liệu dạy và học, có tủ, kệ tại lớp để trưng bày sách vở, phương tiện dạy học hợp lý.

2. Về phía giáo viên

- GV dạy có trình độ chuyên môn khá vững vàng, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và đều được tham gia tập huấn chương trinhg trường học VNEN trong thời gian bồi dưỡng hè.

- Thực hiện nghiêm túc mọi sự chỉ đạo của nhà trường và của tổ chuyên môn về chương trình mới VNEN thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đìu chỉnh nội dung, hình thức học tập, đo tiến độ học tập của học sinh.. đúng theo hướng dẫn tại các buổi tập huấn.

- GV đã thực hiện tương đối nhuần nhuyễn 5 bước giảng dạy khi lên lớp, đã nắm bắt, phân loại đối tượng HS trong lớp để kèm cặp giúp đõ HS một cách chủ động.

- Linh hoạt chủ động điều chỉnh nhịp độ học tập tuỳ theo đối tượng học sinh của mình; thực hiện ghi chép nhật kí cụ thể ở mỗi bài dạy để điều chỉnh, rút kinh nghiệm khi gặp những vướng mắc về nội dung hình thức tổ chức các hoạt động theo tài liệu.

có sổ theo dõi, nhận xét kết quả học tập của học sinh qua từng bài, từng thời điểm cụ thể.

- Thường xuyên khen ngợi, khích lệ HS trong học tập.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của tổ khối cũng như của nhà trường, cụm chuyên môn như thao giảng, dự giờ để học hỏi lẫn nhau và tích luỹ kinh nghiệm trong dạy học theo mô hình học mới.

3. Về phía học sinh:

- Đi học chuyên cần 2 buổi/ngày ngoan ngoãn, tự giác trong học tập.

- Hầu hết nhà gia đình học sinh ở gần trường nên rất thuận tiện cho việc đi học đầy đủ, đúng giờ

- Được trang bị đồ dùng dạy học tập và Tài liệu hướng dẫn dạy học tương đối đầy đủ.

- Được tương tác với các bạn trong nhóm: được tự đánh giá quá trình học tập của bản thân, tương tác; trong các hoạt động của lớp.

- HS khá nhuần nhuyễn trong việc thực hiện theo 10 bước học tập.

4. Về phía cha mẹ học sinh và cộng đồng.

- Được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ HS

5. Công tác quản lý chỉ đạo.

- Ban giám hiệu phân công tham gia sinh hoạt cùng với tổ chuyên môn

- Triển khai kịp thời những văn bản chỉ đạo của cấp trên về dạy học theo mô hình VNEN.

- Tổ chức tập huấn cho toàn trường về đổi mới PP dạy học theo mô hình VNEN và thể hiện các tiết dạy minh hoạ để đội ngũ năm bắt cụ thể PPDH theo VNEN

- Đầu tư dự giờ để tư vấn giúp đỡ giáo viên. Đồng thời thấy được những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại vứng mắc cho giáo viên.

- Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn duy trì sinh hoạt định kỳ của tổ chuyên môn 2 tuần 1 lần và hội ý đột xuất các thành viên trong tổ để cùng nhau trao đổi, học hỏi về kinh nghiệm, bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn và thống nhất những vấn đề vướng mắc như; thực hiện giãn tiết, điều chỉnh tài liệu cho phù hợp về câu lệnh, lo go, nội dung ngữ liệu hoặc hình ảnh…( việc điều chỉnh tài liệu thực hiện theo tinh thần đảm bảo mục tiêu và chuẩn KT - KN và phù hợp với đối tượng HS. Không chủ quan, tuỳ tiện, ) làm Đ DDH… năm bắt, hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời nhịp độ học tập của từng HS, từng nhóm và cần phải theo dõi sát sao quá trình học tập của HS.

- Mỗi giáo viên phải có sổ nhật ký dạy học và sổ theo dõi kết quả học tập hoc sinh qua từng bài dạy, từng tuần, từng thời điểm để có hướng kèm cặp giúp đỡ kịp thời với từng học sinh.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng việc thao giảng, dự giờ, mở các chuyên đề về dạy học các môn học toán, Tiếng Việt, TN – XH theo mô hình VNEN; về xây dựng đội ngũ nhóm trưởng và nâng cao kĩ năng hoạt động nhóm trong lớp “ Nhằm hỗ trợ co GV và HS trong việc dạy học theo mô hình học mới.Công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội cùng nhau tham gia

III. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI DỰ CÁC TIẾT DẠY MẪU VÀ BUỔI THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM

Dưới đây là nhật kí ba bài dự giờ ở trường Tiểu học Hải Thành.

Thời gian Lớp Người dạy Tên bài

31/10/2020 12 Võ Thị Diệu Thành Ên - Ết

04/11/2020 42 Trần Thị Mỹ Hoa Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (T3)

NỘI DUNG CÁC BÀI DỰ GIỜ

BÀI DỰ GIỜ SỐ 1 Ngày dự: 31/10/2020

Giáo viên dạy mẫu : Võ Thị Diệu Thành Lớp 12 Môn Tiếng Việt

Bài : Ên - Ết

I. MỤC TIÊU:

- Đọc, viết, học được cách đọc vần ên, êt và các tiếng/chữ có ên, êt. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ên, êt.

- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. - Có ý thức học hỏi, tập làm những việc vừa sức

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Bộ ĐDTV, tranh minh họa bài đọc. - HS: Bộ ĐDTV, sách GK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Khởi động

- GV nhận xét, khen thưởng.

TIẾT 1 Hoạt động 2 : Khám phá

1. Giới thiệu vần ên, êt a. vần ên

- GV đưa tranh minh họa. + Đây là gì?

- GV nói qua để HS hiểu về bến xe. - GV viết bảng: bến xe

+ Từ bến xe có tiếng nào đã học - GV: Vậy tiếng bến chưa học - GV viết bảng: bến

+ Trong tiếng bếncó âm nào đã học? - GV: Vậy có vần ên chưa học

- GV viết bảng: ên

b. Vần êt GV làm tương tự để HS bật ra tiếng dệt,vần êt

- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ên, êt 2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa

a. vần ên: + Phân tích vần ên? - GVHDHS đánh vần: ê- n- ên - GVNX, sửa lỗi + Phân tích tiếng “bến” + GVHDHS đánh vần: bờ- ên- bên- sắc - bến b. Vần êt: GV thực hiện tương tự như vần ên: ê - t- êt

dờ - êt- dết - nặng- dệt - GVNX, sửa lỗi phát âm c. Vần ên, êt

+ Chúng ta vừa học 2 vần mới nào?

- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vẩn, tiếng khoá, từ khóa vừa học 3. Đọc từ ngữ ứng dụng:

- HS tìm, phân tích tiếng chứa vần ên, êt : lên, kết, hến, vết - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp

- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ. 4.Tạo tiếng mới chứa ên, êt

- GV hướng dẫn HS chọn phụ âm bất kì ghép với ên (sau đó là êt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, ví dụ:

+ Chọn âm n ta được các tiếng: nên (cho nên), nền (nền nhà), nết( tính nết)… - GVNX

* Nói 1 câu có chứa tiếng em vừa tìm được. (Dành cho HS giỏi) 5. Viết bảng con:

- GV cho HS quan sát chữ mẫu: ao, chào cờ

- GV viết mẫu, lưu ý nét nối giữa ê và n, b với ên, -GV quan sát, uốn nắn.

- GVNX

- GV thực hiện tương tự với: êt, dệt lụa

Hoạt động 3: Củng cố, mở rộng, đánh giá

- Hôm nay em học được vần mới nào? Em hãy nêu một câu có chứa các tiếng có vần đó.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.

BÀI DỰ GIỜ SỐ 2 Ngày dự : 31/10/2020

Giáo viên dạy mẫu : Hoàng Thị Thùy Linh Lớp 13 Môn : Toán

Bài : Bảng cộng 1 trong phạm vi 10

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS:

- Bước đầu thực hiện được các phép tính trong bảng cộng 1.

- Biết vận dụng bảng cộng 1 trong phạm vi 10 vào giải quyết các vấn đề cuộc sống. - HS có ý thức học chăm.

- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: (5 phút) Khởi động

- Cả lớp hát và vận động bài hát: Tập đếm. - Dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động 2: (10 phút) Khám phá-Hình thành bảng cộng 1 trong phạm vi 10.

-HS nhắc lại các phép cộng đã học. (HS nêu: 1+1=2 1+2=3 2+1=3)

- GV thao tác trên que tính: Tay trái cầm 1 que tính, tay phải cầm 3 que tính. Hỏi có tất cả mấy que tính? (HS nêu phép tính: 1 +3= 4)

- GV đảo lại tay trái cầm 3 que tính, tay phải cầm 1 que tính. Hỏi có tất cả mấy que tính? (HS nêu phép tính: 3+1= 4)

- GV cho HS làm tương tự các phép cộng. (HS nêu : 1+4=5, 4+1=5)

- GV cho HS sử dụng que tính thảo luận nhóm hoàn chỉnh nốt các phép cộng còn lại. - Học thuộc Bảng cộng 1 trong phạm vi 10: * Nhận xét: ? Số thứ nhất trong các phép tính. ? Số thứ hai trong các phép tính. ? Kết quả của các phép tính. HS đọc nhẩm cá nhân để đọc thuộc Bảng trừ.

- Kiểm tra: Gv che kết quả hoặc 1 trong 2 thành phần của phép tính.

Nghỉ giải lao.

Hoạt động 3: (12 phút) Thực hành – Luyện tập. Bài 1: Tính nhẩm

- HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.

1 + 1 1 + 5 1 + 8 1 + 4 1 + 7 1 + 9

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)